TT | Tên tác giả | Tên bài |
| NGHIÊN CỨU LÍ LUẬN |
|
1 | Phạm Đỗ Nhật Tiến | Xây dựng môi trường chính sách cho hệ sinh thái giáo dục mở ở Việt Nam |
2 | Nguyễn Đức Minh | Trung tâm học tập cộng đồng trong xây dựng xã hội học tập |
3 | Phạm Ngọc Phương; Lê Thái Tuyên; Phạm Văn Nam | Cơ sở khoa học của việc xác định chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và quản lí cơ sở vật chất, thiết bị trường học dựa theo chuẩn đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới |
4 | Phạm Thị Kim Phượng | Phát triển Khoa học Quản lí giáo dục |
5 | Phạm Đình Mạnh
| Xây dựng và sử dụng khung năng lực của chuyên viên trường đại học theo vị trí việc làm |
6 | Nguyễn Hoàng Nam; Phạm Minh Giản | Quản lí hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin ở thư viện trường đại học |
7 | Lý Thanh Hiền | Thực trạng biểu hiện đạo đức nghề nghiệp của sinh viên ngành Nông nghiệp tại một số cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam |
8 | Quách Thị Sen
| Thiết kế dự án học tập nội dung Thống kê khi dạy học Toán - Thống kê Y Dược cho sinh viên đại học ngành Dược |
9 | Nguyễn Đức Ca; Đinh Văn Thái | Ứng dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học chuyên ngành Kĩ thuật động cơ nhiệt |
10 | Phạm Thị Phương Nguyên | Nghiên cứu cấu trúc kĩ năng tự chủ cảm xúc |
11 | Nguyễn Thế Thắng; Nguyễn Xuân An | Tổng quan nghiên cứu quản trị nhà trường phổ thông |
12 | Nguyễn Thị Thi | Nâng cao hiệu quả quản lí giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay |
13 | Nguyễn Thị Quốc Hòa; Cao Thị Hà | Thiết kế hoạt động dạy học chủ đề Giới hạn theo hướng phát triển tư duy bậc cao cho học sinh trung học phổ thông |
14 | Lã Phương Thúy
| Ứng dụng phần mềm Storymap trong dạy học đọc hiểu thể loại kí ở trường trung học phổ thông |
15 | Phí Văn Thủy
| Những biện pháp rèn luyện kĩ năng siêu nhận thức cho học sinh trong dạy học Giải tích ở trường trung học phổ thông |
16 | Nguyễn Thị Kim Ánh | |
17 | Nguyễn Thị Tuyết Nga
| Đề xuất về việc thiết kế câu hỏi sử dụng trong dạy học đọc hiểu truyền thuyết cho học sinh lớp 6 |
18 | Phùng Quang Dương | Tổ trưởng chuyên môn trường tiểu học trong bối cảnh đổi mới giáo dục |
19 | Huỳnh Thị Thùy Trang | Tổ chức hoạt động giáo dục hướng đến phát triển toàn diện cho trẻ mầm non |
20 | Nguyễn Thị Thúy | Dạy học ở lớp 1 mới theo hướng kết nối chương trình mẫu giáo 5 - 6 tuổi |
| NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN GIÁO DỤC |
|
21 | Nguyễn Minh Trí
| Vai trò của giáo dục và đào tạo đối với công bằng, tiến bộ xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh |
| NGHIÊN CỨU GIÁO DỤC NƯỚC NGOÀI |
|
22 | Phan Hùng Thư; Phạm Thị Ánh Phượng; Vũ Đức Tân | Thực trạng và giải pháp quản lí chương trình đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo tiếp cận đảm bảo chất lượng của các trường đại học Đông Nam Á |
TÓM TẮT
SỐ 18 - THÁNG 06 NĂM 2019
1 | Xây dựng môi trường chính sách cho hệ sinh thái giáo dục mở ở Việt Nam
Phạm Đỗ Nhật Tiến
Học viện Quản lí Giáo dục 31 Phan Đình Giót, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam Email: phamdntien26@gmail.com
TÓM TẮT: Hệ sinh thái giáo dục mở bao gồm các nhà trường, cơ quan quản lí giáo dục, viện nghiên cứu, cộng đồng và cá nhân (nhà giáo, người học, nhà quản lí, nhà nghiên cứu, nhà cung ứng) sống trong sinh cảnh là không gian mạng với các nền tảng, các tài nguyên giáo dục mở (OER), các khóa học trực tuyến mở đại chúng (MOOC) cùng các ứng dụng phần mềm để xuất bản, sử dụng, khai thác các tài nguyên đó, khóa học đó. Để phát triển hệ sinh thái này cần một môi trường chính sách phù hợp và thuận lợi. Căn cứ vào một số kinh nghiệm quốc tế, bài viết đề xuất mô hình chính sách cùng các lĩnh vực chính sách cần tập trung xây dựng và triển khai thực hiện để hệ sinh thái giáo dục mở Việt Nam phát triển bền vững.
TỪ KHÓA: Hệ sinh thái; giáo dục mở; tài nguyên giáo dục mở; khóa học trực tuyến mở đại chúng. |
2 | Trung tâm học tập cộng đồng trong xây dựng xã hội học tập
Nguyễn Đức Minh Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam Email: ducminhvision@gmail.com
TÓM TẮT: Xây dựng xã hội học tập là yêu cầu của Cách mạng công nghiệp 4.0. Trung tâm học tập cộng đồng là một thiết chế giáo dục được phát triển tại cộng đồng và có ở hầu hết các xã/phường/thị trấn trong toàn quốc. Trung tâm học tập cộng đồng là nơi có thể đáp ứng nhu cầu cần gì học nấy và học theo các kế hoạch mềm dẻo của mọi người dân trong cộng đồng. Đồng thời, trung tâm học tập cộng đồng còn là địa chỉ để bất cứ ai cũng có thể chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức của mình cho người khác trong cộng đồng. Vì vậy, nếu phát huy tốt vai trò, chức năng và nhiệm vụ của trung tâm học tập cộng đồng thì có thể xây dựng được một hệ thống các cơ sở làm nòng cốt cho xây dựng xã hội học tập tại cộng đồng. Bài viết tập trung vào các bài học kinh nghiệm và định hướng phát triển những đặc trưng của trung tâm học tập cộng đồng đáp ứng cho xây dựng xã hội học tập tại Việt Nam.
TỪ KHÓA: Trung tâm học tập cộng đồng; xã hội học tập; học tập suốt đời. |
3 | Cơ sở khoa học của việc xác định chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và quản lí cơ sở vật chất, thiết bị trường học dựa theo chuẩn đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới
Phạm Ngọc Phương Email: pnphuong@moet.edu.vn Lê Thái Tuyên Email: lttuyen@moet.edu.vn Phạm Văn Nam Email:nam.pv@moet.edu.vn
Viện Nghiên cứu Thiết kế trường học Số 12 - 14, Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
TÓM TẮT: Nhóm nghiên cứu đặt ra một vấn đề rất có ý nghĩa khi thực hiện một trong những điều kiện để thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông mới về cơ sở vật chất, thiết bị trường học. Bài viết trình bày những vấn đề rất cơ bản trong việc xây dựng chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và quản lí cơ sở vật chất, thiết bị trường học dựa theo chuẩn, đó là đưa ra quan niệm thống nhất về cơ sở vật chất, thiết bị trường học, chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và quản lí cơ sở vật chất, thiết bị trường học dựa theo chuẩn. Nhóm tác giả trình bày những căn cứ để thực hiện công việc này, đồng thời chỉ ra phạm vi, yêu cầu và nguyên tắc của việc xây dựng chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và quản lí cơ sở vật chất, thiết bị trường học dựa theo chuẩn. Nhóm tác giả cũng chỉ rõ những nội dung của chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và khẳng định “Việc xây dựng chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và quản lí cơ sở vật chất, thiết bị trường học dựa theo chuẩn đánh dấu một bước phát triển mới của nhà trường và quản lí nhà trường ở bậc phổ thông hiện nay”.
TỪ KHÓA: Cơ sở vật chất; thiết bị trường học; chuẩn; quản lí dựa theo chuẩn. |
4 | Phát triển Khoa học Quản lí giáo dục
Phạm Thị Kim Phượng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam Email: phamphuong121069@gmail.com
TÓM TẮT: Bài viết trình bày khái quát về sự hình thành và phát triển bộ môn Khoa học Quản lí giáo dục trên thế giới và Việt Nam như: Một số vấn đề chung về Khoa học Quản lí giáo dục, lịch sử hình thành và phát triển bộ môn Khoa học Quản lí giáo dục, những kết quả nghiên cứu về Khoa học Quản lí giáo dục. Trên cơ sở nhu cầu thực tiễn đổi mới giáo dục và quản lí giáo dục ở Việt Nam, bài viết đã đề xuất những định hướng nghiên cứu và các giải pháp phát triển Khoa học Quản lí giáo dục trong bối cảnh mới.
TỪ KHÓA: Khoa học; Khoa học Quản lí giáo dục; nghiên cứu Khoa học Quản lí giáo dục; phát triển Khoa học Quản lí giáo dục. |
5 | Xây dựng và sử dụng khung năng lực của chuyên viên trường đại học theo vị trí việc làm
Phạm Đình Mạnh Trường Đại học Vinh 182 Lê Duẩn, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Việt Nam Email: manhpd@vinhuni.edu.vn
TÓM TẮT: Trên cơ sở làm rõ các khái niệm chuyên viên, vị trí việc làm, năng lực, khung năng lực, sự cần thiết phải xây dựng khung năng lực, bài báo đã đưa ra khung năng lực của chuyên viên trường đại học gồm 6 năng lực cơ bản: Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; Năng lực tham mưu; Năng lực phân tích, tổng hợp, xử lí thông tin; Năng lực triển khai thực hiện; Năng lực làm việc nhóm; Năng lực tin học, ngoại ngữ. Đồng thời, bài báo còn đề cập đến vấn đề sử dụng khung năng lực để phát triển đội ngũ chuyên viên trường đại học.
Từ khóa: Năng lực; khung năng lực; chuyên viên; trường đại học. |
6 | Quản lí hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin ở thư viện trường đại học
Nguyễn Hoàng Nam Email: hoangnamdthu@gmail.com Phạm Minh Giản Email: phamminhgian2004@gmail.com
Trường Đại học Đồng Tháp 783 Phạm Hữu Lầu, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam
TÓM TẮT: Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thư viện ở trường đại học là một nội dung cần thiết, quan trọng nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động thư viện phục vụ đổi mới hoạt động giáo dục và đào tạo; đặc biệt, là công tác quản lí hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin ở thư viện trường đại học. Bài viết trình bày tầm quan trọng, nội dung và những yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin ở thư viện trường đại học.
TỪ KHÓA: Quản lí; ứng dụng công nghệ thông tin; thư viện trường đại học. |
7 | Thực trạng biểu hiện đạo đức nghề nghiệp của sinh viên ngành Nông nghiệp tại một số cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam
Lý Thanh Hiền Học viện Nông nghiệp Việt Nam Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội, Việt Nam Email: lythanhhientl @gmail.com
TÓM TẮT: Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên tại các cơ sở giáo dục đại học là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Bài báo trình bày một số kết quả khảo sát thực trạng biểu hiện đạo đức nghề nghiệp qua nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên ngành Nông nghiệp tại một số cơ sở giáo dục đại học. Đây là những căn cứ quan trọng làm cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục và đào tạo của các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo ngành Nông nghiệp.
TỪ KHÓA: Đạo đức nghề nghiệp; đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp; giáo dục đạo đức nghề nghiệp. |
8 | Thiết kế dự án học tập nội dung Thống kê khi dạy học Toán - Thống kê Y Dược cho sinh viên đại học ngành Dược
Quách Thị Sen Trường Đại học Dược Hà Nội 13 - 15 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam Email: senqtdhd@gmail.com
TÓM TẮT: Đổi mới phương pháp dạy và học ở đại học, đặc biệt là phương pháp dạy học phát huy vai trò của cả thầy và trò là vấn đề đang được Đảng, Nhà nước và các trường đại học quan tâm và hướng đến. Phương pháp dạy học theo dự án là một trong những phương pháp dạy học phù hợp với đổi mới phương pháp dạy học. Thông qua các quan niệm về dự án học tập, bài báo đề xuất 4 bước thiết kế dự án học tập, đồng thời đưa ra 2 ví dụ minh họa thiết kế dự án học tập nội dung thống kê trong môn học Toán - Thống kê Y Dược cho sinh viên đại học ngành Dược.
TỪ KHÓA: Dự án học tập; sinh viên; ngành Dược; thiết kế; thống kê. |
9 | Ứng dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học chuyên ngành kỹ thuật động cơ nhiệt
Nguyễn Đức Ca Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam Email: nguyenducca.21.05.2018@gmail.com
Đinh Văn Thái Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam Email: dinhvanthai@gmail.com
TÓM TẮT: Nội dung bài báo trình bày về việc ứng dụng phương pháp dạy học theo dự án để giảng dạy học phần “động cơ nhiệt” thuộc hệ cao đẳng, đại học kỹ thuật. Các kết quả thu được bước đầu cho thấy, phương pháp dạy học trên đã phát huy được tính tích cực, sáng tạo và tạo hứng thú cho người học trong quá trình học tập. Phương pháp này cần được nghiên cứu, vận dụng nhiều hơn nữa trong thực tiễn dạy học trong các trường cao đẳng, đại học ở Việt Nam.
TỪ KHÓA: Dạy học theo dự án; người dạy; người học. |
10 | Nghiên cứu cấu trúc kĩ năng tự chủ cảm xúc
Phạm Thị Phương Nguyên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Số 36 Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam Email: Hoaphiyen79@gmail.com
TÓM TẮT: Kĩ năng tự chủ cảm xúc là một trong những kĩ năng sống cốt lõi, với các tên gọi khác như “kiểm soát cảm xúc”, “quản lí cảm xúc”, “đương đầu với cảm xúc”, “xử lí cảm xúc”, “kiềm chế cảm xúc”... “Kĩ năng tự chủ cảm xúc là khả năng con người nhận thức rõ cảm xúc của mình trong một tình huống nào đó và hiểu được ảnh hưởng của cảm xúc đối với bản thân và người khác như thế nào, đồng thời biết cách điều chỉnh và thể hiện cảm xúc một cách phù hợp”. Vì vậy, hình thành và phát triển kĩ năng tự chủ cảm xúc thành công giúp hình thành tốt các mối quan hệ trong xã hội, khiến con người không bị lệch chuẩn do xã hội đặt ra, đồng thời kĩ năng tự chủ cảm xúc được phát triển sẽ kéo theo sự phát triển các kĩ năng sống khác.
TỪ KHÓA: Kĩ năng sống; kĩ năng tự chủ cảm xúc; kĩ năng thành phần. |
11 | Tổng quan nghiên cứu quản trị nhà trường phổ thông
Nguyễn Thế Thắng Email: thangvcl@gmail.com Nguyễn Xuân An Email: nguyenxuanan89@gmail.com
Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 52 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
TÓM TẮT: Bài viết khái quát những khía cạnh lí luận cơ bản của thay đổi quản lí công về giáo dục và quản trị nhà trường phổ thông được nghiên cứu ở các nước trên thế giới. Trong đó, đề cập đến nội hàm, đặc trưng và ý nghĩa của vấn đề quản trị đối với tổ chức, các khía cạnh của quản trị nhà trường và các mô hình quản trị tiêu biểu trước khi đưa ra những nhận định cơ bản trong phần kết luận.
TỪ KHÓA: Quản trị; quản trị nhà trường; mô hình quản trị. |
12 | Nâng cao hiệu quả quản lí giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
Nguyễn Thị Thi Học viện Quản lí Giáo dục 31 Phan Đình Giót, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam Email: thitapchi@gmail.com
TÓM TẮT: Giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học tạo cơ hội cho mọi người có điều kiện được học tập nâng cao học vấn và năng lực nghề nghiệp để tham gia hiệu quả vào thị trường lao động, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá ,hiện đại hoá đất nước. Phân luồng học sinh chủ yếu thường đặt ra từ sau tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông. Bài viết đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường trung học phổ thông. Điều đó phù hợp với xu thế phổ biến của thế giới và với tình hình thực tể ở nưởc ta hiện nay.
TỪ KHÓA: Nâng cao; quản lí giáo dục hướng nghiệp; trung học phổ thông. |
13 | Thiết kế hoạt động dạy học chủ đề Giới hạn theo hướng phát triển tư duy bậc cao cho học sinh trung học phổ thông
Nguyễn Thị Quốc Hòa Email: hoanguyenquoc73@gmail.com Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thái Nguyên Số 13, Phùng Chí Kiên, phường Trưng Vương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam
Cao Thị Hà Email: caoha.dhsp@gmail.com Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên Số 20, Lương Ngọc Quyến, phường Quang Trung, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam
Tóm tắt:Phát triển tư duy bậc cao cho học sinh là điều cần thiết cho việc học tập suốt đời của mỗi con người và là mục tiêu quan trọng trong giáo dục của thế kỉ XXI. Để tổ chức các hoạt động dạy học theo hướng phát triển tư duy bậc cao cho học sinh, giáo viên cần phải “gia công” lại nội dung sẵn có trong sách giáo khoa để phù hợp với mục tiêu dạy học đề ra. Việc xây dựng, thiết kế các hoạt động dạy học thích hợp với đối tượng học sinh và phù hợp với sự phát triển từng thành tố của tư duy bậc cao, đồng thời với đó là sự vận dụng linh hoạt các biện pháp, kĩ thuật dạy học phát huy tính tích cực trong từng tình huống dạy học sẽ giúp học sinh vừa nắm vững tri thức, vừa phát triển được tư duy bậc cao.
Từ khóa: Tình huống dạy học; tư duy; tư duy bậc cao; chủ đề; giới hạn. |
14 | Ứng dụng phần mềm Storymap trong dạy học đọc hiểu thể loại kí ở trường trung học phổ thông
Lã Phương Thúy Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Email: laphuongthuydhgd@gmail.com
TÓM TẮT: Sử dụng công nghệ trong dạy học nói chung, dạy học Ngữ văn nói riêng đang là nhu cầu cấp thiết hiện nay, đặc biệt trong giai đoạn chúng ta triển khai thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông mới, hướng đến mục tiêu phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất cho học sinh, trong đó có năng lực sử dụng công nghệ thông tin. Bài viết đề xuất quy trình ứng dụng phần mềm Storymap - một phần mềm phổ biến của hãng ESRI, có nhiều ưu điểm trong việc ứng dụng bản đồ, mở rộng phạm vi thông tin, kết nối hình ảnh, video… trong dạy học đọc hiểu thể loại kí ở trường trung học phổ thông nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng công nghệ trong dạy học Ngữ văn và chất lượng dạy học Ngữ văn ở nhà trường phổ thông trong bối cảnh giáo dục 4.0 hiện nay.
TỪ KHOÁ: Ứng dụng; phần mềm; Storymap; thể loại kí; dạy học. |
15 | Những biện pháp rèn luyện kĩ năng siêu nhận thức cho học sinh trong dạy học Giải tích ở trường Trung học phổ thông
Phí Văn Thủy Trường Trung học phổ thông Lê Hồng Phong Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai, Việt Nam Email: thuythuythi1978@gmail.com
TÓM TẮT: Thuật ngữ “Siêu nhận thức” được sử dụng từ năm 1976, đề cập đến quá trình tư duy của một người và sự kiểm soát, điều chỉnh quá trình đó. Kĩ năng siêu nhận thức của mỗi học sinh rất cần thiết cho việc nâng cao kết quả học tập của họ. Nếu học sinh được rèn luyện các kĩ năng siêu nhận thức thì sẽ giúp họ tăng cường tính tự chủ, tìm tòi, phát hiện trong quá trình chiếm lĩnh tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo đồng thời làm cho người học thích ứng với cuộc sống, biết áp dụng kiến thức và kĩ năng học được trong Nhà trường vào cuộc sống thực tiễn. Do đó, cần xây dựng các biện pháp sư phạm phù hợp để rèn luyện các kĩ năng siên nhận thức cần thiết này cho học sinh.
TỪ KHÓA: Kĩ năng siêu nhận thức; học sinh; Trung học phổ thông. |
16 | Một số biện pháp sử dụng kênh hình để hình thành phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh thông qua dạy học phần Phi kim lớp 10
Nguyễn Thị Kim Ánh Trường Đại học Quy Nhơn 170 An Dương Vương, Quy Nhơn, Bình Định, Việt Nam Email: nguyenthikimanh@qnu.edu.vn
TÓM TẮT: Trong hệ thống năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh thì năng lực thực nghiệm là một trong những năng lực chuyên biệt đối với việc dạy và học bộ môn Hoá học, một môn khoa học thực nghiệm, hầu hết lí thuyết được xây dựng dựa trên kết quả thực nghiệm.Trong bài viết này, tác giả điều tra thực trạng về việc sử dụng kênh hình; Xây dựng công cụ đánh giá năng lực thực nghiệm và đưa ra bảy biện pháp sử dụng kênh hình tĩnh, kênh hình động trong các dạng bài như: Hình thành kiến thức mới, luyện tập củng cố kiến thức, thực hành và các hoạt động ngoại khóa trong phần hóa học Phi kim lớp 10 ở trường trung học phổ thông để góp phần rèn luyện và phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh thông qua dạy học hóa học phần Phi kim lớp 10 ở trường trung học phổ thông.
TỪ KHÓA: Năng lực thực nghiệm; phát triển năng lực thực nghiệm; kênh hình; kênh hình tĩnh; kênh hình động. |
17 | Đề xuất về việc thiết kế câu hỏi sử dụng trong dạy học đọc hiểu truyền thuyết cho học sinh lớp 6
Nguyễn Thị Tuyết Nga Trường Trung học cơ sở Hậu Giang Số 8, Lò Siêu, phường 16, quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Email: ngacq75@yahoo.com.vn
TÓM TẮT: Việc dạy học đọc hiểu nói chung và dạy học truyền thuyết nói riêng cho thấy tầm quan trọng của hệ thống câu hỏi. Hơn thế, những thành tựu nghiên cứu về vấn đề dạy đọc văn bản được cập nhật cũng như chương trình Ngữ văn mới sau năm 2018 ra đời đặt ra nhiều yêu cầu đối với việc thiết kế câu hỏi sử dụng trong dạy học đọc hiểu. Tuy vậy, hệ thống câu hỏi dạy học thể loại truyền thuyết trong sách giáo khoa còn nhiều hạn chế, số lượng câu hỏi hướng dẫn học bài còn ít, nội dung khai thác của câu hỏi chưa bao quát, hình thức câu hỏi chưa đa dạng và cũng chưa tập trung vào vấn đề dạy học theo đặc trưng thể loại. Qua việc tìm hiểu những yêu cầu đặt ra từ chương trình Ngữ văn mới sau năm 2018 cũng như hệ thống câu hỏi dạy học đọc hiểu truyền thuyết trong sách giáo khoa Ngữ văn 6 hiện hành, bài viết đưa ra một số ý kiến về vấn đề thiết kế câu hỏi nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy học đọc hiểu thể loại này.
Từ khóa: Truyền thuyết; thiết kế câu hỏi; dạy học đọc hiểu. |
18 | Tổ trưởng chuyên môn trường tiểu học trong bối cảnh đổi mới giáo dục
Phùng Quang Dương Trường Đại học Vinh Số 182 Lê Duẫn, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Việt Nam Email: duongpq@vinhuni.edu.vn
TÓM TẮT: Giáo dục phổ thông đang có những đổi mới căn bản và toàn diện. Sự đổi mới này đã có ảnh hưởng lớn đến cán bộ quản lí giáo dục nói chung, tổ trưởng chuyên môn trường tiểu học nói riêng. Bài báo đã đề cập đến vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của tổ trưởng chuyên môn trường tiểu học trong bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thông.Từ đó làm rõ khung năng lực của tổ trưởng chuyên môn trường tiểu học.
TỪ KHÓA: Tổ trưởng; tổ trưởng chuyên môn; tổ trưởng chuyên môn trường tiểu học. |
19 | Tổ chức hoạt động giáo dục hướng đến phát triển toàn diện cho trẻ mầm non
Huỳnh Thị Thùy Trang Trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu 689 Cách mạng Tháng Tám, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam Email: hynhtrang@gmail.comTÓM TẮT: Giáo dục mầm non là khâu đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục mầm non có những nét đặc trưng mà các bậc học khác không có. Tổ chức hoạt động giáo dục hướng đến phát triển toàn diện cho trẻ mâm non sẽ hình thành cho trẻ những kĩ năng sống tốt và kiến thức sơ đẳng để chuẩn bị cho trẻ vào học tập ở trường phổ thông sau này. Bài viết đề cập đến nội dung dạy học “lấy trẻ làm trung tâm”, dạy học theo hướng tích hợp và các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục hướng đến phát triển toàn diện cho trẻ.
TỪ KHÓA: Giáo dục; phát triển toàn diện; trẻ mầm non. |
20 | Dạy học ở lớp 1 mới theo hướng kết nối chương trình mẫu giáo 5 - 6 tuổi
Nguyễn Thị Thúy Sở Giáo dục và Đào tạo Lào Cai Đường 30/4, phường Bắc Lệnh, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai, Việt NamEmail: thuygdth@laocai.edu.vnTÓM TẮT: Một trong những quan điểm cơ bản được đặt ra khi xây dựng Chương trình giáo dục phổ thông mới (Chương trình giáo dục phổ thông 2018) là bảo đảm kết nối chặt chẽ giữa các lớp học, cấp học với nhau và liên thông với Chương trình giáo dục mầm non, Chương trình giáo dục nghề nghiệp và Chương trình giáo dục đại học. Như vậy, việc dạy học ở lớp 1 mới đòi hỏi sự kết nối chặt chẽ với Chương trình giáo dục mầm non trên tất cả các phương diện: Mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục và đánh giá quá trình giáo dục. Phân tích chương trình lớp 1 hiện hành cho thấy việc kết nối với Chương trình giáo dục mầm non còn nhiều hạn chế. Còn tình trạng có những kiến thức, kĩ năng ở lớp 1 bị lặp lại Chương trình giáo dục mầm non gây nên tình trạng “quá tải” không cần thiết hoặc có những kiến thức, kĩ năng đưa vào mầm non sớm, không hợp với lứa tuổi học sinh. Bài báo phân tích việc thực hiện quan điểm kết nối giữa Chương trình lớp 1 mới với Chương trình mầm non thông qua nghiên cứu hai trường hợp cụ thể là kết nối Chương trình môn Toán lớp 1 mới với Chương trình giáo dục mầm non hiện hành (ở nội dung làm quen với Toán) và Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 mới với Chương trình giáo dục mầm non hiện hành (ở nội dung làm quen môi trường xung quanh).
TỪ KHÓA: Kết nối; lớp 1 mới; mẫu giáo; mục tiêu; phương pháp dạy học. |
21 | Vai trò của giáo dục và đào tạo đối với công bằng, tiến bộ xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh
Nguyễn Minh Trí Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh 475A Điện Biên Phủ, phường 25, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Email: nm.tri@hutech.edu.vn
TÓM TẮT: Phát huy những tiềm năng và lợi thế của mình, Thành phố Hồ Chí Minh đang hướng đến việc trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ của khu vực Đông Nam Á; đồng thời, gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, xây dựng con người, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội nhằm xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình. Để đáp ứng yêu cầu đó, Thành phố Hồ Chí Minh xác định giáo dục và đào tạo đóng vai trò quyết định đến công bằng và tiến bộ xã hội. Trong khuôn khổ bài viết, tác giả trình bày vai trò của giáo dục và đào tạo đối với đảm bảo công bằng và tiến bộ xã hội; Thực trạng vai trò của giáo dục và đào tạo với công bằng và tiến bộ xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm qua; Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của giáo dục và đào tạo đối với đảm bảo công bằng và tiến bộ xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới.
TỪ KHÓA: Giáo dục và đào tạo; công bằng; tiến bộ xã hội; Thành phố Hồ Chí Minh. |
22 | Thực trạng và giải pháp quản lí chương trình đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo tiếp cận đảm bảo chất lượng của các trường đại học Đông Nam Á
Phan Hùng Thư Trường Đại học Vinh 182 Lê Duẩn, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Việt Nam Email: thuph@vinhuni.edu.vn
Phạm Thị Ánh Phượng Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng 131 Lương Nhữ Hộc, Đà Nẵng, Việt Nam Email: phuongktdhnn@gmail.com
Vũ Đức Tân Học viện Kĩ thuật Mật mã 141 đường Chiến Thắng, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội, Việt Nam Email: Tankhaothihvktmm@gmail.com
TÓM TẮT: Với mục tiêu “Giáo viên phải được đào tạo để trở thành những nhà giáo dục hơn là những chuyên gia truyền đạt kiến thức”, hoạt động quản lí chương trình đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo tiếp cận đảm bảo chất lượng của mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á cần được cải cách cơ bản và sâu sắc, hướng đến mô hình của các nước đang phát triển nhưng vẫn phải đáp ứng các đặc thù của xã hội và nền giáo dục đại học Việt Nam. Bài viết nhằm đánh giá thực trạng quản lí chương trình đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo tiếp cận AUN-QA của 5 cơ sở đào tạo. Việc quản lí chương trình đào tạo đã đạt được những kết quả khả quan như chuẩn đầu ra được xây dựng tương thích với tầm nhìn và sứ mạng của nhà trường, việc giám sát, đánh giá việc triển khai mục đích giáo dục, vai trò của người dạy và người học được thực hiện nhất quán, việc đánh giá hệ thống giám sát sự tiến bộ của người học, kết quả và khối lượng học tập của người học được triển khai hiệu quả... Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy vẫn còn nhiều hạn chế, cần đề xuất các biện pháp khắc phục như các nội dung trong quản lí và phát triển chuyên môn của cán bộ giảng dạy và hỗ trợ, các nội dung trong việc quản lí kiểm tra đánh giá học tập chưa được thực hiện tốt, .... TỪ KHÓA: Quản lí; chương trình đào tạo; giáo viên; tiếp cận; đảm bảo chất lượng. |