Mô hình học tập tự định hướng tại các cơ sở giáo dục đại học
Theo kết quả nghiên cứu của Đặng Thị Thanh Thủy và Tăng Thị Thùy [1], cấu trúc mô hình học tập tự dịnh huớng có thể duợc sắp xếp theo một quy trình liên tục. Ở mô hình này, nguời học là chủ thể của hoạt dộng học tập, chủ dộng thực hiện các buớc của quá trình học tập, vai trò của nguời dạy là tu vấn, huớng dẫn và phản hồi nguời học. Bên cạnh đó, việc học tập của sinh viên không diễn ra một cách riêng lẻ mà có mối quan hệ với chuong trình dào tạo, co sở vật chất, giảng viên và các sinh viên khác.
Học tập tự định hướng được biết đến là một kĩ năng thiết yếu trong thế kỉ 21 và được xem là một xu thế tất yếu trong thời kì hội nhập bởi quá trình giáo dục biến người học từ khách thể giáo dục thành chủ thể giáo dục hay tự giáo dục. Đối với sinh viên đại học, học tập tự định hướng được xem như một phương thức học tập hiệu quả, khuyến khích sinh viên chủ động trong việc học tập.
Dựa theo các cách tiếp cận của Candy [2], Grow [3], Brockett [4], nhóm tác giả đề xuất các khía cạnh học tập tự định hướng (xem Hình 1) và mô hình học tập tự định hướng đề xuất đối với các cơ sở giáo dục đại học (xem Hình 2).
Hình 1. Các khía cạnh học tập tự định hướng đề xuất
Hình 2. Mô hình học tập tự định hướng ở các cơ sở giáo dục đại học
Hình 2 trình bày cấu trúc học tập tự định hướng tại các cơ sở giáo dục đại học. Cấu trúc này lấy người học và quá trình học tập là trung tâm. Người học là chủ thể của hoạt động học tập, chủ động thực hiện các bước của quá trình học tập, vai trò của người dạy là tư vấn, hướng dẫn, phản hồi người học. Trong đó, thuộc tính cá nhân (personal attributes) đề cập đến động cơ thúc đẩy và khả năng chịu trách nhiệm của người học đối với việc học. Quy trình (process) đề cập đến quá trình học tập tự chủ của người học. Bối cảnh là các yếu tố môi trường và ảnh hưởng của các yếu tố đó đến mức độ tự định hướng của người học.
Theo nhóm tác giả, mô hình học tập tự định hướng đòi hỏi sinh viên chịu trách nhiệm về việc học tập của mình, chủ động tham gia vào quá trình học tập. Vai trò của sinh viên là tìm hiểu, tiếp thu, chọn lựa và áp dụng các kiến thức và kĩ năng học được theo cách phù hợp nhất với bản thân mình. Từ nhu cầu học tập của mình, sinh viên xác định mục tiêu và các chiến lược học tập để việc học đạt được kết quả tối ưu.
Tài liệu tham khảo
[1] Đặng Thị Thanh Thủy, Tăng Thị Thùy. (2021). Mô hình học tập tự định hướng tại các cơ sở giáo dục đại học. Tạp chí Khoa học giáo dục Việt Nam 44, 7-11.
[2] Candy, P. C., (1991), Self-Direction for Lifelong Learning. A Comprehensive Guide to Theory and Practice. Jossey-Bass, 350 Sansome Street, San Francisco, CA 94104-1310.: ERIC.
[3] Grow, G. O., (1991), Teaching learners to be selfdirected. Adult education quarterly, 41(3), 125-149.
[4] Brockett, R. G., & Hiemstra, R., (1991), Self-direction in adult learning: Perspectives on theory, research and practice: Routledge.