Điểm tin giáo dục đáng chú ý trên các báo mạng tuần 23 năm 2013

10/08/2017 16:55 GMT+7
1. Những chuyển biến tích cực của giáo dục đại học; 2. Tập huấn giáo viên theo hình thức diễn đàn ; 3. Nâng cao chất lượng các trường ngoài công lập;...

1. Những chuyển biến tích cực của giáo dục đại học

     (GD&TĐ) - Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội vừa công bố kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết 35/2009/QH12 và Nghị quyết 50/2010/QH12 của Quốc hội liên quan đến giáo dục đại học (GDĐH). Chi tiết

2. Tập huấn giáo viên theo hình thức diễn đàn

     (HNM) - Bộ GD-ĐT cho biết từ năm học 2013-2014, Bộ có chủ trương thay đổi dần hình thức tập huấn giáo viên, từ việc tổ chức các khóa tập huấn tập trung, trực tiếp sang hình thức tổ chức diễn đàn, trên các website.
     
Mục tiêu của việc điều chỉnh này nhằm mở rộng quy mô đối tượng giáo viên được tham gia tập huấn và giảm tốn kém về thời gian, kinh phí cho các địa phương và bản thân những người tham gia tập huấn. Cách thức này cũng tạo thêm nhiều cơ hội để các giáo viên ở mọi vùng, miền có thể trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong quản lý, giảng dạy. Để bảo đảm hiệu quả của các khóa tập huấn, Bộ GD-ĐT yêu cầu các sở GD-ĐT quan tâm hướng dẫn giáo viên phương pháp, cách thức tham gia tập huấn theo hình thức này và có biện pháp quản lý việc tham gia bồi dưỡng của giáo viên.

3. Nâng cao chất lượng các trường ngoài công lập
     (HNM) - Bộ GD-ĐT vừa được Thủ tướng Chính phủ giao chủ trì, phối hợp với Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ ngoài công lập Việt Nam và các cơ quan liên quan tổ chức hội nghị tổng kết 20 năm phát triển mô hình giáo dục ngoài công lập, đặc biệt chú ý tới giáo dục ĐH. Thời gian tổ chức tổng kết là trong quý III năm 2013.

     Căn cứ vào kết quả hội nghị, Bộ GD-ĐT có trách nhiệm tổng hợp, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ những giải pháp cụ thể nhằm tiếp tục phát triển, nâng cao chất lượng các trường ngoài công lập, bảo đảm sự công bằng xã hội về cơ hội học tập, chính sách học bổng và học phí. Sự ra đời và phát triển của hệ thống các trường ĐH ngoài công lập trong 20 năm qua đã thu hút được nguồn lực lớn từ xã hội đầu tư cho giáo dục, tạo thêm nhiều cơ hội học tập cho nhiều sinh viên. Tuy nhiên, vài năm gần đây công tác tuyển sinh của nhiều trường ngoài công lập khó khăn, một số trường đạt tỷ lệ tuyển sinh thấp.

4. Sẽ hạn chế mở ngành kinh tế, tài chính và ngân hàng ở các thành phố lớn
     (SGGPO).- Theo ông Bùi Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục-Đào tạo) năm 2013 đã có những biến chuyển tích cực trong xu thế chọn ngành của thí sinh dự thi đại học, cao đẳng.
Chi tiết

6. An Giang: Triển khai đồng bộ các biện pháp để hạn chế học sinh bỏ học

(TG)- So với năm đầu tiên triển khai thực hiện Chỉ thị (năm học 2007-2008), đến cuối năm 2011-2012, tỷ lệ huy động học sinh bậc tiểu học đến bậc Trung học phổ thông tăng dần theo từng năm, tỷ lệ học sinh bỏ học đang trong xu hướng giảm, hạn chế thấp nhất tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp. Điều đó khẳng định các giải pháp đã được nêu ra trong Chỉ thị đã thực sự đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng tốt. Chi tiết

7. Kết thúc Kỳ thi tốt nghiệp THPT: Quy định mới có hiệu quả

     (NDĐT) - Tại buổi họp báo tổng kết kỳ thi tốt nghiệp THPT 2013 chiều 4-6, Chánh Thanh tra Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Trúc nhận định: “Cán bộ coi thi đã nghiêm túc và có tinh thần trách nhiệm cao hơn”. Theo ông Trúc, việc này thể hiện tính hiệu quả của quy định cho mang thiết bị giám sát vào phòng thi, tăng cường thêm kênh giám sát trong công tác thi và tổ chức thi. Chi tiết

8. Ðổi mới bước đầu

    
(NDĐT) - Chiều 4-6, thí sinh cả nước hoàn thành môn thi cuối cùng, khép lại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013. Cùng với những nỗ lực của ngành giáo dục và đào tạo (GD và ÐT) và toàn xã hội, kỳ thi năm nay diễn ra an toàn, nghiêm túc. Tuy nhiên, kết thúc kỳ thi vẫn còn một số băn khoăn, trăn trở. Chi tiết

9. Học KH&CN ở bậc giáo dục phổ thông

    
(Tiasang)- Do quan niệm rằng trẻ em “còn non nớt”, “tư duy chưa phát triển”, nên các nhà làm sách giáo khoa giáo dục phổ thông cho trẻ em tiểu học thường không biết bắt đầu từ đâu khi muốn đưa nội dung khoa học, kỹ thuật vào nội dung học. Chi tiết