Mục tiêu nghiên cứu: Đề xuất khung mô hình tư vấn học đường trong nhà trường Trung học cơ sở.
Tính mới và sáng tạo: 1/ Phát triển một số vấn đề lí luận và kinh nghiệm quốc tế về mô hình tư vấn học đường trong nhà trường phổ thông; 2/ Đề xuất khung mô hình tư vấn học đường trong trường THCS phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Nhóm nghiên cứu Nhiệm vụ đã thu được một số kết quả chính như sau:
Về lí luận: Nhiệm vụ đã xác định được một số vấn đề lí luận chủ yếu sau: 1/ Hệ thống khái niệm cơ bản (Mô hình; Tư vấn học đường; Mô hình tư vấn học đường trong nhà trường THCS;....); 2/ Những đặc trưng và nguyên tắc cơ bản của hoạt động tư vấn học đường, nhiệm vụ, nội dung, hình thức và điều kiện hoạt động tư vấn hoạt động trong nhà trường phổ thông...; 3/ Đặc điểm học sinh và nhà trường THCS, nhu cầu tư vấn học đường trong trường THCS; 4/ Đề xuất khung mô hình tư vấn học đường trong nhà trường THCS phù hợp với điều kiện hiện nay.
Về thực tiễn: Nhiệm vụ đã trình bày và phân tích bức tranh thực trạng hoạt động tư vấn học đường trong các trường THCS ở Việt Nam. Đồng thời, xác định những thuận lợi và bất cập trong hoạt động tư vấn hoạt động ở trường THCS Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng: 1/ Mô hình tư vấn học đường nếu được áp dụng sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường phổ thông, thông qua việc điều chỉnh hoặc giúp tháo gỡ những khó khăn (về tâm lí, sư phạm, kinh tế-xã hội,.....) cho học sinh trong quá trình giáo dục ở từng nhà trường THCS; 2/ Nhiệm vụ kiến nghị các cơ quan quản lí giáo dục ban hành các căn bản pháp quy ứng dụng kết quả nghiên cứu của nhiệm vụ. Đồng thời, tiến hành thử nghiệm và viết tài liệu tập huấn cán bộ quản lí, cán bộ tư vấn học đường, giáo viên, cha mẹ học sinh để hướng dẫn triển khai mô hình tư vấn học đường trong trường THCS.
Phạm Thị Kim Phượng