Mục tiêu của đề tài: Đề xuất phương án thực hiện quan điểm tích hợp trong phát triển và chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) Việt Nam giai đoạn sau năm 2015.
Kết quả nghiên cứu
1/ Về lý luận và thực tiễn
Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lí luận và nghiên cứu thực tiễn về vấn đề tích hợp trong phát triển chương trình giáo dục phổ thông, cụ thể:
- Trình bày một số khái niệm liên quan tới việc xác định các phương án thực hiện quan điểm tích hợp trong phát triển chương trình GDPT;
- Thực tiễn của một số nước trên thế giới và Việt Nam vận dụng quan điểm tích hợp trong việc phát triển chương trình GDPT;
- Nghiên cứu định hướng đổi mới chương trình GDPT Việt Nam sau năm 2015.
- Đề xuất phương án thực hiện quan điểm tích hợp trong phát triển và chỉ đạo chương trình GDPT sau năm 2015
- Định hướng chung và cụ thể cho từng cấp học.
- Đề xuất phương án đối với tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.
2/ Khuyến nghị
- Tổ chức biên soạn tài liệu nâng cao nhận thức về ý nghĩa và vai trò của dạy học tích hợp cũng như trình bày phương án dạy học tích hợp cũng như trình bày phương án dạy học tích hợp ở GDPT sau năm 2015 cho chuyên gia xây dựng chương trình, biên soạn SGK, GV và CBQL giáo dục.
- Tổ chức thử nghiệm một số vẫn đề như chủ đề liên môn ở THCS, các thiết bị dạy học đáp ứng được nhu cầu dạy học tích hợp.
- Có kế hoạch hoạt động đi trước của các trường đào tạo GV Phổ thông để đáp ứng được yêu cầu dạy học tích hợp.
- Ban hành một kế hoạch đồng bộ về nội dung, phương pháp, đánh giá chất lượng giáo dục theo quan điểm tích hợp.
- Xây dựng kế hoạch bố trí GV phù hợp với phương án thực hiện quan điểm tích hợp trong CT GDPT sau năm 2015.
- Chủ động chuẩn bị cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu của phương án dạy học tích hợp.
Nguyễn Tuyết Nhung