Mục tiêu: Tìm hiểu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về đánh giá của nhà trường, từ đó đề xuất hướng phát triển đánh giá của nhà trường ở Việt Nam.
Nội dung, kết quả nghiên cứu
- Nghiên cứu các khái niệm cơ bản có liên quan tới đề tài.
- Hệ thống hóa một số cơ sở lý luận về đánh giá của nhà trường
- Phương pháp, kỹ thuật đánh giá.
- Sự gắn kết đánh giá của nhà trường với các cấu phần đánh giá khác trong hệ thống giáo dục.
- Tổng quan kinh nghiệm đánh giá của nhà trường ở Queensland – Úc, Hồng Kông và Malaysia.
- Đề xuất hướng phát triển đánh giá của nhà trường ở Việt Nam dựa trên kinh nghiệm của Queensland – Úc, Hồng Kông và Malaysia.
Đánh giá của nhà trường là một loại hình đánh giá nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục trong các nhà trường. Loại hình đánh giá này không chỉ quan tâm đến kết quả bài kiểm tra, mà còn quan tâm đến thành tích của HS trong suốt cả năm học và sự phát triển nhân cách cá nhân. Một số phẩm chất cần thiết sẽ được chú trọng như khả năng thuyết trình, khả năng lãnh đạo, sự khoan dung, thái độ hợp tác, hành vi học, các kĩ năng hoạt động ngoại khóa, kỹ năng hợp tác và các giá trị xã hội nhân bản khác.
Khuyến nghị
Đối với Bộ Giáo dục và đào tạo
- Đưa đánh giá của nhà trường vào trong các văn bản hướng dẫn đánh giá HS phổ thông..
- Tổ chức nghiên cứu về đánh giá của nhà trường một cách bài bản.
- Soạn thảo bộ chuẩn, tiêu chí đánh giá cho đánh giá của nhà trường chung cho từng khối lớp, từng bộ môn, phù hợp với vùng miền.
- Biên soạn tài liệu hướng dẫn GV, HS và phụ huynh về đánh giá của nhà trường.
- Tập huấn cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên về đánh giá của nhà trường.
Đối với trường học
- Đưa đánh giá của nhà trường vào kế hoạch hoạt động của năm.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho GV, HS được tập huấn, hướng dẫn, tham gia vào đánh giá của nhà trường.
Nguyễn Thị Ngọc Thúy