Nghiệm thu đề tài “Xây dựng bài tập rèn kĩ năng tạo lập văn bản viết trong phân môn Tập làm văn cho HS lớp 4 khó khăn về viết”

10/08/2017 16:55 GMT+7
Ngày 20/10/2015, Viện KHGDVN đã tiến hành nghiệm thu đề tài KH&CN cấp Viện “Xây dựng bài tập rèn kĩ năng tạo lập văn bản viết trong phân môn Tập làm văn cho HS lớp 4 khó khăn về viết”, mã số: V2014-17, do ThS. Nguyễn Thị Lan Anh làm chủ nhiệm.

Mục tiêu của đề tài: Xây dựng các bài tập đặc thù rèn kĩ năng tạo lập văn bản viết trong phân môn Tập làm văn cho HS lớp 4 khó khăn về viết nhằm cải thiện và phát triển năng lực viết của học sinh.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI


1/ Về lý luận và thực tiễn

- Đề tài sử dụng phương pháp quy nạp: Khái quát hóa để tổng quan những vấn đề lí thuyết chung về khó khăn về viết và dạy tập làm văn cho HS khó khăn về viết.
- Phương pháp lịch sử - logic: Phân tích bối cảnh nghiên cứu, lịch sử nghiên cứu.
- Phương pháp so sánh: Để phân tích kinh nghiệm quốc tế về vấn đề HS khó khăn viết, khó khăn trong tạo lập văn bản và thực tiễn dạy tập làm văn cho HS khó khăn về viết tại Việt Nam hiện nay.
- Phương pháp quan sát sư phạm: Quan sát trực tiếp hoạt động học tập làm văn của HS khó khăn về viết học trong trường hoà nhập; Quan sát hoạt động dạy tập làm văn của GV lớp 4 có HS khó khăn về viết học hoà nhập;
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Nghiên cứu bài tập làm văn của HS khó khăn về viết.

2/ Khuyến nghị


- Tuyên truyền rộng rãi trong GV và CBQL các trường học, trong nhân dân rằng trong trường phổ thông hiện nay có một bộ phận HS học tập không hiệu quả. Các em có những khó khăn trong học tập như: Khó khăn về đọc, khó khăn về viết hoặc khó khăn về tính toán. Những khó khăn này xuất phát từ nội tại của HS, hoàn toàn không do khách quan tác động.
- Thống nhất về thuật ngữ để có một tên gọi chung với đối tượng HS có khó khăn học tập đặc thù này. Đề xuất tên gọi: Khó khăn học tập đặc thù;
- Có sự kết hợp với các bác sĩ nhi khoa để phối kết hợp trong việc khám và hỗ trợ can thiệp;
- Tập huấn cho GV về phương pháp dạy học hiệu quả đối với những HS này;
- Đề nghị có chính sách phù hợp cho những GV dạy học hoà nhập HS khó khăn học tập đặc thù;
- Cần tiếp tục nghiên cứu các biện pháp và phương pháp dạy học cho đối tượng HS khó khăn học tập đặc thù./.
 
Phạm Tuyết Nhung

Tin khác