Hoạt động thử nghiệm về giáo dục bảo vệ động vật hoang dã trong nhà trường phổ thông tại Đắk Lắk và Lâm Đồng

02/11/2023 14:13 GMT+7
Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk, Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng tổ chức các hoạt động thử nghiệm về giáo dục bảo vệ động vật hoang dã như: tích hợp giảng dạy về động vật hoang dã trong các môn học, tổ chức các hoạt động giáo dục bảo vệ động vật hoang dã ở quy mô nhà trường cũng như phối hợp với cộng đồng, tổ chức các hoạt động truyền thông về giáo dục bảo vệ động vật hoang dã trong nhà trường.

Hoạt động thử nghiệm nằm trong khuôn khổ nhiệm vụ nghiên cứu trọng điểm cấp Bộ “Giáo dục bảo vệ động vật hoang dã trong nhà trường phổ thông khu vực Tây Nguyên”, mã số B2022-VKG-02-MT.TĐ, do PGS.TS. Trần Huy Hoàng làm chủ nhiệm. Hoạt động này tiếp nối hoạt động khảo sát thực trạng, biên soạn tài liệu và tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên cốt cán của 5 tỉnh Tây Nguyên về giáo dục bảo vệ động vật hoang dã trong nhà trường phổ thông.
  
Hoạt động thử nghiệm đã được triển khai tại Trường Tiểu học Quang Trung – thị xã Buôn Hồ, trường THCS Hồ Tùng Mậu – huyện Buôn Đôn, Trường THPT Lê Quý Đôn – thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk trong 03 ngày, từ ngày 19 đến ngày 21/10/2023.
  
Một số hình ảnh của hoạt động thử nghiệm tại Đăk Lăk:
 

Học sinh Trường Tiểu học Quang Trung tham gia Cuộc thi vẽ tranh về chủ đề “Chung tay bảo vệ động vật hoang dã”
  

Học sinh tích cực chia sẻ các thông điệp trong buổi Sinh hoạt chuyên đề về chủ đề “Bảo vệ động vật hoang dã”
 
 
Học sinh lớp 6 Trường THCS Hồ Tùng Mậu hào hứng tham gia tiết học “Bảo vệ Động vật hoang dã ở Đắk Lắk”
   
Nhiều hoạt động truyền thông đã được tổ chức tại trường THPT Lê Quý Đôn:
   
Học sinh lớp 10 Trường THPT Lê Quý Đôn trong tiểu phẩm “SOS – Hãy cứu lấy chúng tôi”
  
Các đội thi đạt giải trong Cuộc thi thiết kế video về chủ đề “Chung tay bảo vệ động vật hoang dã” dành cho học sinh khối 10 và 11
 
Hoạt động thử nghiệm đã được triển khai tại Trường Tiểu học Phan Như Thạch - thành phố Đà Lạt, Trường THCS và THPT Đạ Nhim – huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng trong 02 ngày, từ ngày 25 đến ngày 26/10/2023. Một số hình ảnh của hoạt động thử nghiệm tại Lâm Đồng:
 

Học sinh Trường Tiểu học Phan Như Thạch hào hứng tham gia cuộc thi Rung chuông vàng tìm hiểu về động vật hoang dã
   
Học sinh trường Tiểu học Phan Như Thạch tham gia các trạm chia sẻ thông tin về động vật hoang dã
  
Học sinh Trường Tiểu học Phan Như Thạch cùng nhau cam kết để bảo vệ động vật hoang dã tiết học lồng ghép bảo vệ động vật hoang dã
  
Học sinh khối 6 Trường THCS và THPT Đạ Nhim tham gia hoạt động vẽ tranh và thuyết trình về bảo vệ động vật hoang dã
  
Chú Lê Văn Sơn - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu rừng, Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà (Lâm Đồng) chia sẻ với các em học sinh về hệ sinh thái đa dạng ở Vườn Quốc gia
  
 
Học sinh khối 12 Trường THCS và THPT Đạ Nhim tham gia tiết học lồng ghép về giáo dục bảo vệ động vật hoang dã
  
Học sinh khối 10, 11, 12 Trường THCS và THPT Đạ Nhim tham gia cuộc thi Rung chuông vàng để tìm hiểu về động vật hoang dã
  
Cuối mỗi hoạt động tại các trường, nhóm nghiên cứu đã có các buổi chia sẻ với các trường để lắng nghe những thuận lợi và khó khăn và những đề xuất trong quá trình triển khai hoạt động thử nghiệm.
 

Nhóm nghiên cứu chia sẻ với Trường THPT Lê Quý Đôn sau hoạt động thử nghiệm
  
Nhóm nghiên cứu chia sẻ với Trường THCS & THPT Đạ Nhim sau hoạt động thử nghiệm
 
Kết thúc hoạt động thử nghiệm tại 2 tỉnh Đắk Lắk và Lâm Đồng đã mở ra những cơ hội để các trường học khu vực Tây Nguyên đưa nội dung giáo dục bảo vệ động vật hoang dã vào trường học một cách hiệu quả nhằm nâng cao năng lực cho giáo viên, học sinh theo định hướng của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Hoạt động cũng góp phần lan tỏa thay đổi nhận thức, hành vi của phụ huynh và cộng đồng trong việc chung tay bảo vệ động vật hoang dã. Thông qua các hoạt động thử nghiệm nội dung giáo dục bảo vệ động vật hoang dã tại các nhà trường về dạy học tích hợp, xây dựng các mô hình giáo dục, triển khai các hoạt động truyền thông, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam có thể hoàn thiện đề tài và đề xuất được những vấn đề phù hợp, khả thi với thực tế ở nhà trường phổ thông.
   
Tin bài và ảnh: Phòng Quản lý khoa học, Đào tạo và Hợp tác quốc tế
 
Tin bài về hoạt động thử nghiệm:
 

Tin khác