Thông tin luận án "Quản lý chất lượng đào tạo ngành công nghệ thông tin trong các trường cao đẳng tại thành phố Hồ Chí Minh theo tiếp cận TQM"

10/08/2017 16:55 GMT+7
Thông tin luận án "Quản lý chất lượng đào tạo ngành công nghệ thông tin trong các trường cao đẳng tại thành phố Hồ Chí Minh theo tiếp cận TQM". Nghiên cứu sinh: Ngô Xuân Bình

 THÔNG TIN VÊ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI VỀ MẶT HỌC THUẬT, LÝ LUẬN CỦA LUẬN ÁN

- Tên luận án: "Quản lý chất lượng đào tạo ngành công nghệ thông tin trong các trường cao đẳng tại thành phố Hồ Chí Minh theo tiếp cận TQM".
- Chuyên ngành: Quản lý giáo dục     Mã số: 62. 14. 01. 14
- Nghiên cứu sinh: Ngô Xuân Bình                   Khóa: 2011
- Chức danh khoa học, học vị, tên người hướng dẫn;
                                     1. PGS.TS. Trần Khánh Đức
                                     2. TS. Lê Đông Phương
- Cơ sở đào tạo: Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
 
Những đóng góp mới của luận án 
* Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Hệ thống hoá và phát triển cơ sở lý luận về quản lý chất lượng đào tạo theo tiếp cận TQM của ngành CNTT ở các trường cao đẳng tại TP. Hồ Chí Minh;
- Cụ thể hóa các nội dung về quản lý chất lượng đào tạo theo tiếp cận TQM của ngành CNTT ở các trường cao đẳng tại TP. Hồ Chí Minh;
- Góp phần thay đổi nhận thức và quan niệm trong công tác quản lý ngành CNTT ở các trường cao đẳng tại TP. Hồ Chí Minh;
- Đánh giá rõ thực trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất lượng, triển khai áp dụng ở các trường cao đẳng tại TP. Hồ Chí Minh, nhằm đảm bảo và từng bước nâng cao chất lượng đào tạo ngành CNTT, đáp ứng nhu cầu thị trường tuyển dụng và góp phần thực hiện Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành một nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông”.
+ Từ kết quả khảo sát thực tiễn, luận án đã đề xuất 05 số giải pháp:
1. Xây dựng chính sách và cơ chế quản lý chất lượng
 Nội dung 
- Xây dựng các văn bản qui phạm nội bộ;
- Xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng. 
2. Hoàn thiện tổ chức quản lý chất lượng đào tạo
 Nội dung 
- Thành lập Hội đồng Đảm bảo Chất lượng Đào tạo;
- Xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng đào tạo;
- Rà soát đội ngũ, phân công nhiệm vụ cho nhân viên trong đơn vị; 
- Đánh giá và điều chỉnh việc triển khai kế hoạch.
3. Giải pháp kiện toàn và đảm bảo các điều kiện cho hoạt động 
Nội dung 
- Bổ sung trang thiết bị cho việc triển khai quản lý chất lượng;
- Xây dựng phương án tăng cường CSVC cho việc thực hiện QL chất lượng; 
- Cơ chế chính sách và kiểm tra đánh giá.
4. Nâng cao năng lực cán bộ quản lý
 Nội dung 
- Bồi dưỡng kiến thức về quản lý chất lượng cho cán bộ đơn vị;
- Nâng cao nhận thức xây dựng văn hóa chất lượng; 
- Kiểm tra, đánh giá kết quả triển khai quản lý chất lượng đào tạo. 
5. Xây dựng văn hóa chất lượng
 Nội dung 
- Xác định các giá trị cốt lõi của nhà trường;
- Tạo lập các qui ước văn hóa; 
- Tạo lập môi trường văn hóa nhà trường.
Nội dung thử nghiệm tiến hành trên 02 giải pháp gồm:
- Giải pháp Xây dựng chính sách và cơ chế quản lý chất lượng. 
• Xây dựng các văn bản quy phạm;
• Xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng.
Trong 02 bước của giải pháp này tác giả chọn Xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng và đề xuất Bộ Công cụ gồm 05 tiêu chuẩn với 16 tiêu chí được áp dụng trong thử nghiệm giải pháp Xây dựng chính sách và cơ chế quản lý chất lượng.
 - Giải pháp Nâng cao năng lực cán bộ gồm 03 bước
• Bồi dưỡng kiến thức về quản lý chất lượng cho cán bộ đơn vị;
• Nâng cao nhận thức xây dựng văn hóa chất lượng;
• Kiểm tra, đánh giá kết quả triển khai quản lý chất lượng đào tạo.
Với kết quả nghiên cứu của luận án, có thể khẳng định việc xây dựng mô hình quản lý chất lượng đào tạo theo quan điểm tiếp cận TQM và các giải pháp triển khai hệ thống quản lý chất lượng đào tạo theo quan điểm tiếp cận TQM là cần thiết, có tính khoa học, tính thực tiễn cao và là một tài liệu tham khảo hữu ích cho các trường cao đẳng có đào tạo ngành CNTT ở TP. Hồ chí Minh nói riêng và cả nước nói chung nhằm tạo ra nguồn nhân lực CNTT có chất lượng đáp ứng được nhu cầu thiết thực của xã hội, của đất nước trên bước đường hội nhập.
Hà Nội, ngày 25 tháng 8 năm 2015
              Cán bộ hướng dẫn 1                             Cán bộ hướng dẫn 2                         Nghiên cứu sinh

         PGS.TS. Trần Khánh Đức                       TS. Lê Đông Phương                           Ngô Xuân Bình

 INFORMATION ON NEW CONTRIBUTIONS
IN THE DOMAIN OF ACADEMIC, THEORY OF THE THESIS

- Name of the thesis: "Management quality training of Information Technology sector in colleges in Ho Chi Minh City the approachTQM” 
- Major: Education Management Code: 62. 14. 01. 14
- Research student: Ngo Xuan Binh Course: 2011
- Position science degree, instructors’ names;
                            1. Associate professor: Tran Khanh Duc
                            2. PhD. Le Dong Phuong
- Training institution: Institute of Education Sciences Vietnam

THE NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS
The significance of theoretical and practical topics
- To systematize and develop theoretical basis of management quality training TQM approach of the IT sector in the colleges in HCM city;
- To Concretize the contents of the quality management and training TQM approach of the IT sector in the colleges in HCM city;
- To contribute to changing perceptions and attitudes in the management of the IT sector in the colleges in the city. Ho Chi Minh;
- To assess the situation and propose solutions of quality management in order to apply in the colleges in HCM city, to improve the quality of training the IT sector, to meet the market and contribute to the project "Transforming Vietnam into a strong country in information technology and communication".
+ From the result of the surveys, the thesis has proposed 05 solutions.
1. Developing policies and mechanisms for quality controling
 Contents
- To develop the internal normative documents;
- To develop criterions for qualifying evaluation.
2. Perfecting the organization of the quality management and training.
 Contents
- To establish the Council for Quality Assurance in Education;
- To build the management plan and training;
- To review teams, assign tasks for employees in the unit;
- To review and adjust the plan.
3. Consolidating and ensuring the conditions for operation
Content
- To supply the equipment for implementing the management quality;
- To build the plans for strengthening the material base for managing quality;
- Mechanisms and policies and assessment.
4. Enhancing managers’ capacity 
 Content
- To foster the knowledge of quality for the managers;
- Raising awareness of cultural quality;
- Test, evaluate the results of implementing quality management training.
5. Building the quality culture
 Content
- To define the main values of the college;
- To create the cultural conventions;
- To create the culture college
. The content of Test conducted on 02 measures, including:
1. Solution: Developing policies and management mechanisms quality
- To develop the internal normative documents;
- To develop criterions for qualifying evaluation.
In 02 steps of this solution, research student chose “To develop criterions for qualifying evaluation” and proposed a Toolkit including 05 standards with 16 criterions to be applied in the test of the solution “Developing policies and management mechanisms quality”.
 2. Solution: Enhancing managers’ capacity including 03 steps
• To foster the knowledge of quality for the managers;
- Raising awareness of cultural quality;
- Test, evaluate the results of implementing quality management training.
With the results of the research of the thesis can confirm the construction the management model of the quality training TQM approach and solutions developed is not only necessary but also high science, practice. It is a useful reference for colleges which have trained IT in the city. Ho Chi Minh in particular and the country in general to create IT quality workforce quality to meet the practical needs of society, of the country on the way of integration.
Ha Noi, August  25th, 2015
                                                                             
                            Instructor 1                                            Instructor 2                       Research student

 Associate professor: Tran Khanh Duc            PhD. Le Dong Phuong                 Ngo xuan Binh


File đính kèm:
1. Toàn văn luận án
2. Tóm tắt luận án Tiếng Việt
3. Tóm tắt luận án Tiếng Anh