Thông tin luận án “Bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học - công nghệ cho giảng viên cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông Cửu Long”

10/08/2017 16:55 GMT+7
Thông tin luận án “Bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học - công nghệ cho giảng viên cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông Cửu Long”, NCS: Lê Thị Thơ

 TRANG THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN
 
Tên đề tài: “Bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học - công nghệ cho giảng viên cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông Cửu Long”
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử giáo dục 
Mã số: 62.14.01.02
Nghiên cứu sinh: Lê Thị Thơ
Người hướng dẫn: PGS.TS. Lê Vân Anh, TS. Nguyễn Hồng Thuận 
Cơ sở đào tạo: Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN
     Xây dựng được khung lý thuyết tương đối hoàn chỉnh về bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học - công nghệ cho giảng viên cao đẳng nghề. Trong đó bao gồm: Xác định các năng lực nghiên cứu khoa học – công nghệ của giảng viên cao đẳng nghề; Xác định các tiêu chí đánh giá năng lực nghiên cứu khoa học – công nghệ của giảng viên cao đẳng nghề; Xác định các tiếp cận theo năng lực cho công tác bồi dưỡng nghiên cứu khoa học - công nghệ của giảng viên cao đẳng nghề; nội dung quy trình bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học - công nghệ của giảng viên cao đẳng nghề. 
     Hệ thống hóa và hoàn thiện các khái niệm liên quan như: khái niệm năng lực, năng lực thực hiện, năng lực nghiên cứu khoa học – công nghệ của giảng viên cao đẳng nghề, bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học – công nghệ cho giảng viên cao đẳng nghề. 
     Nghiên cứu phân tích và đánh giá thực trạng bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học – công nghệ cho giảng viên cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó bao gồm: Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học – công nghệ của giảng viên cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông Cửu Long; thực trạng năng lực nghiên cứu khoa học – công nghệ của giảng viên cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông Cửu Long; thực trạng bồi dưỡng trạng năng lực nghiên cứu khoa học – công nghệ của giảng viên cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông Cửu Long.
     Xây dựng được quy trình bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học - công nghệ của giảng viên cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông Cửu Long gồm các giai đoạn: Xác định nhu cầu bồi dưỡng; xác định mục tiêu bồi dưỡng; thiết kế chương trình và xác định nội dung bồi dưỡng; thực hiện nội dung bồi dưỡng; đánh giá quá trình bồi dưỡng thể hiện rõ ràng về mục tiêu, nội dung, chương trình, hình thức, cách thức thực hiện và tổ chức thực nghiệm nhằm đánh giá hiệu quả qui trình trong bồi dưỡng nghiên cứu khoa học – công nghệ cho giảng viên cao đẳng nghề theo hướng tiếp cận năng lực.


 SUMMARY INFORMATION NEW FINDINGS OF THE THESIS

Thesis Title: “Improving the research capacity of science and technology for teachers of vocational colleges in the Mekong Delta”
Major: Education History and Theory 
Code: 62.14.01.02
Ph.D Candidate: Le Thi Tho
Supervisors: Assoc. Prof. Le Van Anh
Dr. Nguyen Hong Thuan 
Institution: The Viet Nam Institute of Educational Sciences

NEW CONCLUSIONS OF THE THESIS
     Building the relatively complete theoretical framework on improving the research capacity of science and technology for teachers of vocational colleges including defining the research capacities of science technology for teachers of vocational colleges, defining evaluation standards of the research capacity; defining capacity approaches for improving the scientific and technological research and contents of improving procedure of scientific and technological research for teachers of vocational colleges; 
     Systematizing and completing the relevant definitions:competence/capacity, performance, research capacity of science and technology for vocational college teachers, improving the research capacity of science-technology for vocational college teachers. 
     Analyzing and Evaluating the reality of improving the research capacity of science and technology for vocational college teachers in the Mekong Delta, including the reality of research activities, research capacity and improving.
     Building the procedure of improving the research capacity of science and technology for vocational college teachers in the Mekong Delta such as: defining the demands of improving, defining objectives of  improving, designing program and defining the contents of improving; evaluating the improving procedure in terms of clear objectives, implementation and organization in order to assess the effects of the procedure of vocational college teacher improvement  in competent approach.
Hà Nội, ngày  09   tháng  06   năm 2016
 
Cán bộ hướng dẫn 1                 Cán bộ hướng dẫn 2                   Nghiên cứu sinh
 
PGS.TS. Lê Vân Anh             TS. Nguyễn Hồng Thuận               Lê Thị Thơ

File đính kèm: