Tên luận án: “Phát triển tư duy thuật giải và tư duy kỹ thuật cho Sinh viên Cao đẳng kỹ thuật trong dạy học môn Toán cao cấp”
Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Toán
Mã số: 62.14.01.11
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Đức Thành
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS Tôn Thân; 2. PGS.TS Nguyễn Thị Lan Phương
Cơ sở đào tạo: Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
TÓM TẮT KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN
1. Đưa ra sáu thành tố phát triển tư duy thuật giải; đưa ra bốn thành tố phát triển tư duy kỹ thuật trong dạy học Toán; làm rõ cấu trúc của tư duy kỹ thuật trong dạy học bộ môn Toán và đưa ra quan niệm về tư duy kỹ thuật trong dạy học môn Toán;
2. Từ chương trình Toán cao cấp dùng giảng dạy cho Sinh viên (SV) các Trường Cao đẳng kỹ thuật, chỉ ra một số nội dung có tiềm năng để khai thác trong quá trình dạy học dùng để phát triển tư duy thuật giải và tư duy kỹ thuật cho SV học một số ngành nghề kỹ thuật. Chỉ ra bốn định hướng xây dựng và thực hiện các biện pháp phát triển tư duy thuật giải và tư duy kỹ thuật trong dạy học Toán cao cấp cho SV Cao đăng kỹ thuật.
3. Luận án đề xuất ba nhóm biện pháp dùng để phát triển tư duy thuật giải và tư duy kỹ thuật cho SV các trường Cao đẳng kỹ thuật trong dạy học môn Toán cao cấp, cụ thể:
- Nhóm biện pháp N1: Gồm ba biện pháp phát triển tư duy thuật giải cho SV hệ Cao đẳng kỹ thuật trong dạy học Toán cao cấp.
Biện pháp 1 (N1): Hướng dẫn SV kiến tạo kiến thức theo một quy trình gồm một số hữu hạn bước để dẫn đến kiến thức bài học.
Biện pháp 2 (N1): Tập cho SV có thói quen phân chia vấn đề phức tạp thành những vấn đề đơn giản hơn và giải quyết vấn đề đơn giản hơn theo một trình tự nhất định.
Biện pháp 3 (N1): Giáo dục ý thức kiểm tra các điều kiện cần có trước khi thực hiện các thao tác, thường xuyên đánh giá các kết quả và quá trình thao tác nhằm khắc phục những sai sót, cải tiến quy trình, mang lại hiệu quả cao trong quá trình hoạt động.
- Nhóm biện pháp N2: Gồm ba biện pháp phát triển tư duy kỹ thuật cho SV hệ Cao đẳng kỹ thuật trong dạy học Toán cao cấp.
Biện pháp 1 (N2): Tăng cường các hoạt động khai thác các tình huống chứa các yếu tố kỹ thuật trong môn toán.
Biện pháp 2 (N2): Khai thác các bài toán tính toán với dữ liệu bằng số và sử dụng công cụ kỹ thuật hỗ trợ tính toán khi giải quyết vấn đề ứng dụng toán học vào thực tiễn.
Biện pháp 3 (N2): Tận dụng tình huống trong thực tiễn kỹ thuật của các ngành đặt vấn đề khi dạy học các kiến thức toán và dùng kiến thức toán học giải thích cơ chế vận hành, sử dụng các thiết bị kỹ thuật.
- Nhóm biện pháp N3: Gồm hai biện pháp phát triển đồng thời tư duy thuật giải và tư duy kỹ thuật cho SV hệ Cao đẳng kỹ thuật trong dạy học Toán cao cấp.
Biện pháp 1 (N3): Chú trọng sử dụng phương pháp dạy học trực quan để phát hiện cách thức và quy trình sử dụng kiến thức toán học giải quyết những vấn đề cụ thể trong thực tiễn.
Biện pháp 2 (N3): Sử dụng các tình huống giải toán có nội dung liên quan đến các nghề đào tạo để giáo dục SV ý thức tuân thủ các quy trình, quy phạm kỹ thuật trong quá trình lao động.
SUMMARY ON NEW CONCLUSIONS OF DOCTORAL THESIS
Title: “Developing algorithmic thinking and technical thinking for students of technical college in teaching advanced Mathematics”
Major: Theory and Tactics of teaching Mathematics
Code: 62.14.01.11
Post-graduate: Nguyen Duc Thanh
Scientific supervisors: 1. Assoc. Prof., PhD. Ton Than; 2. Assoc. Prof., PhD. Nguyen Thi Lan Phuong
Training institute: Vietnam Institute of Educational Sciences
SUMMARY ON NEW CONCLUSIONS OF THE THESIS
1. Offer six components of developing algorithmic thinking; offer four components of developing technical thinking in teaching Mathematics; clarify structure of technical thinking in teaching mathematics and give opinion on technical thinking in teaching Mathematics;
2. From the curriculum of advanced Mathematics used for teaching Students of Technical Colleges, point out some contents which are potentially exploited during the teaching to develop the algorithmic thinking and technical thinking for technical students. Indicate four orientations of construction and carry out measures of developing algorithmic thinking and technical thinking in teaching advanced Mathematics for Students of Technical Colleges.
3. The thesis proposes three groups of measures used for developing the algorithmic thinking and technical thinking for Students of Technical Colleges in teaching advanced Mathematics, detailed as follows:
- Group of measures N1: Include three measures of developing the algorithmic thinking for students of Technical Colleges in teaching advanced Mathematics.
Measure 1 (N1): Provide instructions for students to establish their knowledge subject to a procedure of limited steps to lead to knowledge included in lessons.
Measure 2 (N1): Practise students the habit of dividing complicated problems into more simple ones which are solved in a certain procedure.
Measure 3 (N1): Educate the awareness of checking required conditions before implementation of any operation, regularly assess results and operations in order to overcome any mistakes, improve processes and bring about high effectiveness during the operation.
- Group of measures N2: Include three measures of developing the technical thinking for students of Technical Colleges in teaching advanced Mathematics.
Measure 1 (N2): Increase activities of exploiting cases which contain technical components in mathematics.
Measure 2 (N2): Exploit mathematical problems with data in figure and use technical tools to support the calculation when solving problems and apply mathematics in practice.
Measure 3 (N2): Make use of actual technical cases in teaching mathematical knowledge and apply mathematical knowledge to explain the operation and use mechanism of technical devices.
- Group of measures N3: Include two measures of developing the technical thinking and technical thinking for students of Technical Colleges in teaching advanced Mathematics.
Measure 1 (N3): Pay attention to the application of visual teaching method to detect manners and procedure of using mathematical knowledge to solve specific problems in practice.
Measure 2 (N3): Apply cases of solving mathematical problems of which contents relate to trained occupations to educate students the awareness of complying with technical procedures and standards during the employment.