Tên đề tài: “Giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng lời nói cho trẻ 5-6 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ”
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử giáo dục
Mã số: 9.14.01.02
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Quỳnh Anh
Người hướng dẫn: 1. PGS.TS Lê Văn Tạc 2. PGS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Trinh
NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Về mặt lý luận: Hệ thống hóa, bổ sung, làm phong phú cơ sở lí luận về giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng lời nói cho trẻ chậm phát triển ngôn ngữ 5-6 tuổi bao gồm: hệ thống khái niệm công cụ, các kỹ năng giao tiếp cơ bản của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, các biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng lời nói cho trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, môi trường giáo dục và các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành, rèn luyện kỹ năng giao tiếp bằng lời nói cho trẻ chậm phát triển ngôn ngữ.
- Về thực tiễn
+ Làm sáng tỏ được thực trạng kỹ năng giao tiếp của trẻ 5-6 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ và giáo dục kỹ năng giao tiếp cho những trẻ này tại các trường mầm non được mô tả, phân tích, đánh giá trên cơ sở thang đánh giá với 26 tiêu chí cụ thể được xây dựng dành riêng cho trẻ chậm phát triển ngôn ngữ;
+ Luận án đề xuất được 4 nhóm biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ, thực nghiệm với 02 trẻ cho thấy tính hiệu quả, khả thi của các biện pháp. Đây là một nguồn tài liệu tham khảo tốt cho các giáo viên dạy trẻ 5-6 tuổi cũng như cha mẹ trẻ trong việc chăm sóc- giáo dục trẻ chậm phát triển ngôn ngữ trong nhà trường, tại gia đình cũng như ngoài cộng đồng.
+ Nội dung của Luận án là những chất liệu quan trọng làm cơ sở xây dựng các tài liệu tập huấn cho giáo viên, cán bộ quản lý hiện đang làm việc tại các trường mầm non; đồng thời là nguồn tài liệu tham khảo cho các giảng viên, sinh viên các trường đại học và cao đẳng có đào tạo giáo sinh mầm non.
- Kết luận chính của luận án
Bằng kết quả thực nghiệm với hai (02) trường hợp điển hình đã chứng minh rằng: Bốn nhóm biện pháp với 12 biện pháp cụ thể được nghiên cứu và đề xuất trong luận án là một hệ thống liên hoàn, chặt chẽ, mang tính khoa học, độ tin cậy, tính khả thi và hiệu quả cao trong điều kiện của nước ta hiện nay. Luận án đã chứng minh được tính khoa học, khả thi và hiệu quả khi áp dụng các biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng lời nói cho trẻ 5-6 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ đã đề xuất.
Topic name: Educating verbal communication skills for children 5-6 years old with developmental delays in language
Major: Reasoning and history of education
Code: 9.14.01.02
PhD student: Nguyen Thi Quynh Anh
Scientific advisors: 1. Asso.Prof.Dr Le Van Tac
2. Asso.Prof.Dr Nguyen Thi My Trinh
NEW CONCLUSIONS OF THE THESIS
- About reasoning: Systemizing, complementing, enriching the reasoning basis of educating verbal communication skills for children 5-6 years old with developmental delays in language including: Tool concept system, basic communication skills of children with developmental delays in language, verbal communication skills education measures for children with developmental delays in language, educational environment and factors affecting the formation and training of verbal communication skills for children with developmental delays in language.
- About practices
+ Elucidated the status of communication skills of children from 5-6 years old with developmental delays in language and education of communication skills for these children in preschool is described, analyzed, evaluated on the basis of the evaluation ladder with 26 specific criteria that are built exclusively for children with developmental delays in language.
+ The thesis proposed 4 groups of measures about educating communication skills for children 5-6 years old with developmental delays in language, experimenting with 02 children that showed the effectiveness and feasibility of the measures. This is a good source of reference for teachers who teach children 5-6 years old as well as young parents in caring-educating children with developmental delays in language in schools, at home as well as beyond the community.
+ The contents of the thesis are important materials as the basis for the construction of training materials for teachers, management officials who are currently working in preschool; It is also a source of reference for lecturers and students of the universities and colleges that train preschool teachers.
- The main conclusion of the thesis