Tên luận án: Phát triển đội ngũ giảng viên Trường Đại học Tây Nguyên theo hướng thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội.
Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục Mã số: 9 14 01 14.
Nghiên cứu sinh: Ngô Thị Hiếu, khóa 2017.
Chức danh khoa học, học vị, tên người hướng dẫn:
1. GS.TS. Trần Công Phong
2. PGS.TS. Nguyễn Thanh Hưng
Cơ sở đào tạo: Viện Khoa học giáo dục Việt Nam.
Những đóng góp mới của luận án
Ý nghĩa lý luận
Xây dựng được khung lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên theo tiếp cận phát triển nguồn nhân lực chiến lược dựa vào năng lực và tự chủ, trách nhiệm xã hội của cơ sở giáo dục đại học; xác định các năng lực của các chủ thể phát triển đội ngũ giảng viên trong bối cảnh thực hiện quyền tự chủ, trách nhiệm xã hội cùa Nhà trường và năng lực tự chủ nghề nghề nghiệp của giảng viên.
Phân tích và luận giải một số khái niệm của đề tài: giảng viên, đội ngũ giảng viên, khung năng lực giảng viên, phát triển đội ngũ giảng viên, phát triển đội ngũ giảng viên theo tiếp cận năng lực, quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội cơ sở giáo dục đại học, phát triển đội ngũ giảng viên theo hướng thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội.
Từ phân tích các mô hình quản lí nguồn nhân lực, mô hình phát triển nguồn nhân lực chiến lược và mô hình quản lí nguồn nhân lực và tri thức theo hướng chịu trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, tác giả đề xuất mô hình phát triển đội ngũ giảng viên theo hướng thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của cơ sở giáo dục đại học.
Xác định các yếu tố tác động đến kết quả phát triển đội ngũ giảng viên trong bối cảnh nhà trường thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội, gồm 4 yếu tố bên ngoài, 5 yếu tố bên trong, vai trò và khung năng lực của các chủ thể phát triển đội ngũ giảng viên.
Ý nghĩa thực tiễn
Đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại học Tây Nguyên theo hướng thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội; đối sánh với 3 cơ sở giáo dục đại học và nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và trong nước.
Từ phân tích, đánh giá kết quả thực trạng, tác giả xác định được mô hình hồi quy tuyến tính về các nhân tố tác động đến kết quả phát triển ĐNGV của Trường theo hướng thực hiện quyền TC, TNXH, gồm (1) Tự chủ, trách nhiệm xã hội (TCTNXH); (2) Yếu tố bên trong (YTBT); (3) Yếu tố bên ngoài (YTBN), với mô hình hồi quy:
Đề xuất 6 giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên Trường Đại học Tây Nguyên theo hướng thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội, gồm: (1) Nâng cao nhận thức đối với Lãnh đạo, quản lí và giảng viên về thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội trong công tác phát triển đội ngũ giảng viên; (2) Xây dựng và ban hành quy định về phân quyền tự chủ, trách nhiệm xã hội đến các khoa, bộ môn trong hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên; (3) Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ báo đánh giá năng lực phát triển đội ngũ giảng viên theo hướng thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội; (4) Xây dựng quy trình, tổ chức thực hiện các nội dung phát triển đội ngũ giảng viên theo hướng thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội; (5) Xây dựng và thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển đội ngũ giảng viên theo hướng thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội; (6) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng năng lực tự chủ nghề nghiệp và kỹ năng giảng dạy trực tuyến của giảng viên, nhằm đáp ứng bối cảnh tự chủ, trách nhiệm xã hội và thích ứng sự thay đổi của các yếu tố bên ngoài.
Khảo nghiệm 6 giải pháp và thử nghiệm giải pháp 6 với 12 hoạt động cho thấy cần thiết và khả thi, vận dụng phù hợp với bối cảnh tự chủ đại học.
Subject: Developing Tay Nguyen University’s academic staff in the direction of practicing university autonomy and social responsibilities
Major: Education Management Code: 9 14 01 14.
PhD student: Ngo Thi Hieu, course 2017.
Supervisors: 1. Prof. Dr. Tran Cong Phong; 2. Assoc.Prof.Dr. Nguyen Thanh Hung.
Training institution: The Vietnam National Institute of Educational Sciences.
New contributions of the Dissertation
Constructing a conceptual framework for academic staff development using the Competency-Based Human Resource Development Strategy and university autonomy and social responsibilities of higher education institutions; Identifying the competency of different stakeholders in academic staff development in the context of practicing university autonomy, social responsibilities as well as lecturers’ professional development autonomy.
Analyzing and explaining some concepts in the dissertation: academic staff, academic staff competency framework, developing academic staff, Competency-Based academic staff development, university autonomy and social responsibilities, academic staff development in the direction of practicing university autonomy and social responsibilities.
From analyzing human resource management models, strategic human resource development models and human resource management models and applying aspects of knowledge management in relation to social responsibility, the author proposed a model of academic staff development in the direction of practicing university autonomy and social responsibilities.
Identify factors affecting the results of academic staff development in the direction of practicing university autonomy and social responsibilities, including 4 external factors, 5 internal factors, and roles and functions of the stakeholders who are in charge of academic staff development.
In terms of practice:
Assessing the practice of Tay Nguyen University’s academic staff development in the direction of practicing university autonomy and social responsibilities; benchmarking with 3 higher education institutions and studying international and domestic experiences.
From the analysis and evaluation of the status results, the author identified the linear regression model of factors affecting the results Tay Nguyen University’s academic staff development in the direction of practicing university autonomy and social responsibilities, including (1) Autonomy and Social Responsibilities (TCTNXH); (2) Internal Factors (YTBT); (3) External Factors (YTBN), with regression model of
Proposing 6 solutions to develop Tay Nguyen University’s academic staff in the direction of practicing university autonomy and social responsibilities, including: (1) Enhancing the awareness of leaders, managers and lecturers in practicing autonomy and social responsibilities in academic staff development activities; 2) Constructing and introducing regulations on autonomy and social responsibilities to faculties and departments in academic staff development; (3) Building a standard system, criteria and indicators to assess the capacity of developing lecturers in the direction of practicing university autonomy and social responsibilities; (4) Building processes and organizing the implementation academic staff development activities in the direction of practicing university autonomy and social responsibilities; (5) Generating and implementing a strategic plan for academic staff development in the direction of practicing university autonomy and social responsibilities; (6) Organizing training and fostering professional autonomy and online teaching skills of lecturers in order to meet the requirements of university autonomy, social responsibilities and the changes of external factors.
The experiments of the sixth solution with 12 activities proved the necessity, feasibility, and applicability of the research result in the context of university autonomy.