Tên luận án : Phát triển năng lực xây dựng môi trường vui chơi ở trường mầm non cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục mầm non
Tên chuyên ngành : Lý luận và lịch sử giáo dục Mã số: 09140102
Tên nghiên cứu sinh : Lại Thị Thu Hường
Người hướng dẫn khoa học :
Hướng dẫn 1 : PGS.TS Nguyễn Hồng Thuận
Hướng dẫn 2 : PGS.TS Nguyễn Dục Quang
Tên cơ sở đào tạo : Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận, những điểm mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án.
- Hệ thống hóa và góp phần làm phong phú lí luận về môi trường vui chơi (MTVC) của trẻ mầm non (MN); Xây dựng MTVC của trẻ MN; Năng lực xây dựng MTVC và phát triển năng lực xây dựng MTVC cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục mầm non ( GDMN).
- Xác định được các Năng lực (NL) xây dựng MTVC cho trẻ của sinh viên đại hoc sư phạm ngành GDMN gồm: Xác định mục tiêu HĐVC; Lập kế hoạch xây dựng MTVC; Thực hiện xây dựng MTVC; Đánh giá hoạt động xây dựng MTVC cho trẻ của sinh viện đại học ngành GDMN.
- Mô tả được thực trạng năng lực xây dựng MTVC của sinh viên đại học sư phạm ngành GDMN, thực trạng phát triển năng lực xây dựng MTVC cho trẻ của sinh viên hiện nay ở các trường Đại học đào tạo hệ sư phạm đồng thời chỉ ra được những hạn chế và lí giải được nguyên nhân của nó làm căn cứ để đề xuất cải thiện thực trạng trên.
- Đề xuất các biên pháp phát triển năng lực xây dựng MTVC cho trẻ của sinh viên đại học sư phạm ngành GDMN được xây dựng theo quy trình học tập trải nghiệm gồm: Nhóm biện pháp 1: Tổ chức cho SV khám phá - kết nối tri thức, kinh nghiệm về xây dựng MTVC ở trường mầm non; Nhóm biện pháp 2: Tổ chức cho SV thực hành - luyện tập xây dựng MTVC tại cơ sở đào tạo nhằm hình thành kĩ năng xây dựng MTVC; Nhóm biện pháp 3: Tổ chức cho SV vận dụng kiến thức, kĩ năng xây dựng MTVC vào thực tiễn nhà trường mầm non
- Biện pháp phát triển năng lực xây dựng MTVC cho trẻ MN của sinh viên đại học sư phạm ngành GDMN theo quy trình học tập trải nghiệm được đề xuất là một tài liệu tham khảo có giá trị cho công tác nghiên cứu, đào tạo giáo viên mầm non, bồi dưỡng giáo viên mầm non. Đồng thời, các trường mầm non có thể vận dụng sáng tạo vào điều kiện thực tế để góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục trẻ.
Thesis title:
Developing the capacity to build a play environment in preschool for university pedagogical students majoring in preschool education
Name of major: Theory and history of education Code: 09.14.01.02
PhD student: Lại Thị Thu Hường
Supervisors:
Assoc.Prof.Dr. Nguyễn Hồng Thuận
Assoc.Prof.Dr. Nguyễn Dục Quang
Training institution: Vietnam Institute of Educational Sciences
New academic and theoretical contributions, new points drawn from the research and survey results of the thesis.
- Systematize and contribute to enriching the theory of enabling play environments for preschool children ; Create play environments for children in their early years setting ; Improve the university sudents’ skills of creating play environments.
- Identifying the abilities to build a play environment for children of pedagogical university students majoring in preschool education, including: Determining the goals of play activities; Plan to build a play environment; Carry out building a play environment; Evaluating activities of building a play environment for children of university students majoring in Early Childhood Education..
- Describe the current situation of the capacity to build a play environment of pedagogical university students majoring in Early Childhood Education, and the current state of developing the capacity to build a play environment for children at universities training the system. Pedagogy can also point out limitations and explain their causes as a basis for proposing improvements to the above situation.
- Proposing measures to develop the capacity to build a play environment for children of pedagogical university students majoring in Early Childhood Education built according to an experiential learning process including: 1) Organize students to explore and connect knowledge and experience about building a play environment in preschool; 2 Organize students to practice and practice building a play environment at the training facility to form skills in building a play environment ; 3) Organize students to apply knowledge and skills to build a play environment into preschool practice.