- Tên luận án : Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý cấp khoa theo tiếp cận năng lực tại các trường đại học trực thuộc Bộ Công thương trong bối cảnh tự chủ.
- Chuyên ngành: Quản lí giáo dục. Mã số: 9.14 01.14
- Tên nghiên cứu sinh: Hoàng Trường
- Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Vũ Bích Hiền và TS Phạm Quang Sáng
- Tên cơ sở đào tao : Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
Những đóng góp mới của luận án
Luận án đã mô tả rõ nét bức tranh về thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý cấp khoa tại các trường đại học thuộc Bộ Công Thương: về đạo đức, năng lực chuyên môn, nghiên cứu khoa học, năng lực sư phạm, lãnh đạo, quản lý. Luận án đã nghiên cứu, đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý cấp khoa ở các trường này, từ quy hoạch phát triển đến đào tạo, bổ nhiệm, miễn nhiệm. Luận án đã đánh giá thực trạng và khái quát một cách tổng thể về tự chủ tại các trường ĐH thuộc Bộ Công Thương (CT); phân tích, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL) cấp khoa theo tiếp cận năng lực tại các trường ĐH trực thuộc Bộ; đưa ra các nhận định về năng lực (NL) thông qua các hoạt động của đội ngũ CBQL cấp khoa và công tác phát triển đội ngũ CBQL cấp khoa tại các trường ĐH trong bối cảnh tự chủ
Luận án đã hệ thống hoá các cơ sở lý luận về công tác phát triển đội ngũ CBQL cấp khoa trong các trường ĐH thuộc Bộ CT theo tiếp cận NL như: Làm rõ các khái niệm quản lý, năng lực, tiếp cận năng lực, năng lực tự chủ; phát triển đội ngũ trưởng khoa theo tiếp cận NL hệ thống hóa vai trò, vị trí, nhiệm vụ và những yêu cầu về NL của đội ngũ CBQL cấp khoa từng khâu: Quy hoạch, tuyển dụng, bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá đến xây dựng môi trường cho đội ngũ này phát triển. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ CBQL cấp khoa trong các trường ĐH thuộc Bộ Công Thương.
Luận án đã xây dựng khung năng lực của CBQL khoa gồm 3 nhóm năng lực, 6 tiêu chuẩn, đề xuất 54 tiêu chí và các minh chứng để đánh giá theo chuẩn năng lực.Qua nghiên cứu, luận án đã đề xuất được 6 giải pháp để phát triển đội ngũ CBQL cấp khoa theo tiếp cận năng lực tại các trường ĐH trực thuộc Bộ CT có tính thực tiễn và tính khả thi cao. Hệ thống các giải pháp phát triển đội ngũ CBQL cấp khoa trong bối cảnh tự chủ được đề xuất có cơ sở khoa học, được khảo nghiệm tính phù hợp và khả thi.
Luận án là một công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc, độc lập và đã đạt được các mục tiêu nghiên cứu đề ra, đáp ứng các yêu cầu cơ bản của một luận án tiến sĩ Quản lý giáo dục, là tài liệu tham khảo tốt đối với các nhà nghiên cứu và các nhà quản lý các trường đại học.
- Thesis title: Developing faculty-level management staff according to the competency approach at universities under the Ministry of Industry and Trade in the context of autonomy.
- Major: Educational Administration. Code: 9.14 01.14
- PhD student : Hoang Truong
- Supervisors :
1. Associate Professor Dr. Nguyen Vu Bich Hien
2. Dr. Pham Quang Sang
- Training institution: Vietnam Institute of Educational Sciences
New contributions by the thesis
The thesis clearly describes the picture of the current situation of faculty-level management staff at universities under the Ministry of Industry and Trade: ethics, professional capacity, scientific research, pedagogical capacity, leadership and management.The thesis has researched and evaluated the current status of development of faculty-level management staff at these schools, from development planning to training, appointment, and dismissal. The thesis has evaluated the current situation and overall overview of autonomy at universities under the Ministry of Industry and Trade; Analyze and evaluate the current situation of management staff at the department level according to the capacity approach at universities under the Ministry; make judgments about capacity through the activities of the department-level management team and the development of the department-level management team at universities in the context of autonomy.
The thesis has systematized the theoretical basis for the development of faculty-level management staff in universities under the Ministry of Industry and Trade according to the human resource approach as follows: Clarifying the concepts of management, capacity, capacity approach, and autonomy; Developing a team of deans according to the human resource approach, systematizing the roles, positions, tasks and human resource requirements of the faculty-level management team at each stage Planning, recruiting, arranging, using, training, fostering, evaluating to build an environment for this team to develop; Factors affecting the development of faculty-level management staff in universities under the Ministry of Industry and Trade. The thesis has built a competency framework for faculty managers including 3 competency groups, 6 standards, proposed 54 criteria and evidence to evaluate according to competency standards. Through research, the thesis has proposed 6 solutions to develop a team of department-level managers according to the competency approach at universities under the Ministry of Industry and Trade that are highly practical and feasible. The proposed system of solutions to develop faculty-level management staff in the context of autonomy has a scientific basis and has been tested for suitability and feasibility.
The thesis is a serious, independent scientific research project and has achieved the set research goals, meeting the basic requirements of a doctoral thesis in Educational Management.