Thông tin luận án: "Quản lý các chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên trong bối cảnh tự chủ đại học ở Việt Nam” của Nghiên cứu sinh Nguyễn Thanh Tâm

11/11/2024 14:33 GMT+7
Thông tin luận án: "Quản lý các chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên trong bối cảnh tự chủ đại học ở Việt Nam”; Chuyên ngành: Quản lý giáo dục; Mã số: 9140114

Tên tác giả:                     Nguyễn Thanh Tâm

Tên người hướng dẫn:    Cố GS.TS. Phan Văn Kha

                                        TS. Đặng Thị Minh Hiền

Tên luận án: "Quản lý các chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên trong bối cảnh tự chủ đại học ở Việt Nam”

Ngành khoa học của luận án: Khoa học giáo dục

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục        Mã số: 9140114

Khoá: 2019

Tên cơ sở đào tạo : Viện Khoa học giáo dục Việt Nam (VNIES).

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận, những điểm mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án

Đóng góp về mặt học thuật, lý luận

- Xây dựng cơ sở lý luận của các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý các chương trình hỗ trợ tài chính (HTTC) cho sinh viên (SV) tại các cơ sở giáo dục đại học (CSGD ĐH) tự chủ thông qua việc hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý các chương trình HTTC cho SV thuộc loại hình chương trình của nhà trường tự xây dựng và thực hiện trong bối cảnh tự chủ đại học (TCĐH) ở Việt Nam, bao gồm 2 nội dung : Lý luận về chương trình HTTC cho SV trong bối cảnh TCĐH và Lý luận về quản lý chương trình HTTC cho SV trong bối cảnh TCĐH. Lý luận về chương trình HTTC cho SV bao gồm các khái niệm cơ sở, nội dung thực hiện các chương trình HTTC cho SV. Dựa trên cơ sở đó, Lý luận về quản lý các chương trình HTTC cho SV trình bày các khái niệm cơ sở và các nội dung quản lý chương trình HTTC cho SV, triển khai theo kết hợp tiếp cận đối tượng quản lý là các nội dung thực hiện chương trình HTTC và tiếp cận theo 4 chức năng quản lý.

- Xây dựng cơ sở thực tiễn của các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý các chương trình HTTC cho SV trong bối cảnh TCĐH ở Việt Nam thông qua việc tiến hành khảo sát, đánh giá và phân tích nguyên nhân của thực trạng thực hiện và thực trạng quản lý các chương trình HTTC cho SV của các CSGD ĐH ; nghiên cứu kinh nghiệm quản lý các chương trình HTTC cho SV trong các CSGD ĐH tự chủ tại một số quốc gia trên thế giới.

- Đề xuất 07 giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý các chương trình HTTC cho SV trong bối cảnh TCĐH dựa trên tiếp cận kết hợp đối tượng quản lý và chức năng quản lý.

Kết luận chính và đề xuất rút ra từ kết quả nghiên cứu

1. Vấn đề nghiên cứu về Quản lý các chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên trong các CSGD ĐH tự chủ có ý nghĩa về mặt lý luận cũng như về mặt thực tiễn bởi khoảng trống nghiên cứu về vấn đề này là rất lớn.

2. Kết quả khảo sát thực trạng cho thấy ngoài một số điểm mạnh thì còn khá nhiều hạn chế: Một số trường chưa có kinh nghiệm trong việc xây dựng kế hoạch chi tiết và khả thi. Việc dự báo nhu cầu tài chính và số lượng SV được hỗ trợ gặp nhiều khó khăn. Việc lập kế hoạch thiếu sự tham gia của các bên liên quan, đôi khi chưa được xây dựng một cách toàn diện, chưa có sự đóng góp ý kiến của SV, giảng viên và các nhà tài trợ. Quá trình tổ chức, chỉ đạo vẫn thiếu sự phối hợp giữa các phòng ban trong nhà trường một cách hiệu quả dẫn đến chồng chéo công việc. Các hoạt động kiểm tra, giám sát định kỳ vẫn chưa được tổ chức một cách thường xuyên, đồng thời cũng chưa thực sự quan tâm đến những phản hồi của đối tượng thụ hưởng chính của các chương trình là SV. Kinh nghiệm quốc tế về quản lý chương trình HTTC cho SV trong các nhà trường cho thấy cần củng cố năng lực để nâng cao vai trò của các CSGD ĐH trong quản lý các chương trình HTTC cho SV, thực hiện phân quyền hiệu quả trong phạm vi mỗi nhà trường. Kinh nghiệm quốc tế về quản lý chương trình HTTC cho SV trong các nhà trường cho thấy cần củng cố năng lực để nâng cao vai trò của các CSGD ĐH trong quản lý các chương trình HTTC cho SV, thực hiện phân quyền hiệu quả trong phạm vi mỗi nhà trường, thiết kế hệ thống chương trình phù hợp, quản lý huy động, sử dụng và duy trì ổn định quỹ tài chính, thiết lập tiêu chí thẩm tra phù hợp, phân bổ công bằng mà minh bạch khoản HTTC, tổ chức hoạt động thông tin tuyên truyền đa dạng.

3. Các giải pháp được đề xuất có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau để tạo nên tác động tổng hợp nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng, thực hiện và quản lý xây dựng và thực hiện các chương trình HTTC cho SV của nhà trường. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi cho thấy các giải pháp này vừa có tính cần thiết vừa có tính khả thi dù mức độ đánh giá ở mỗi giải pháp có sự khác nhau. Những kết quả đánh giá sau thử nghiệm đã bước đầu cho thấy hiệu quả của giải pháp khi được áp dụng trong thực tiễn tại cơ sở cũng như tính đúng đắn của giả thuyết khoa học mà luận án đưa ra.

4. Từ những kết quả nghiên cứu luận án đã đưa ra các khuyến nghị đối với các đối tượng cụ thể bao gồm : Cơ quan quản lý các cấp có liên quan ; Bộ Giáo dục và Đào tạo, Các cơ quan nghiên cứu ; Hiệu trưởng/Giám đốc, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học.

 

Name of PhD student:           Nguyen Thanh Tam

Name of the instructor:          Late Prof and PhD. Phan Van Kha

                                              PhD Dang Thi Minh Hien

Tiltle of thesis: "Management of financial aid programs for higher education students in the context of university autonomy in Vietnam"

The science of the thesis: Education science

Major: Education Management            Code: 9140114

Course: 2019

Name of training institution: The Vietnam National Institute of Educational Sciences (VNIES).

          New academic and theoretical contributions, new points drawn from research and survey results of the thesis

Contributing academically and theoretically

          - Building a theoretical basis for solutions to improve the effectiveness of managing financial aid programs (FAP) for tertiary students at autonomous higher education institutions (HEIs) through systematizing the theoretical basis for managing institutional FAP for students, which means the type of programs that universities build and implement themselves in the context of university autonomy in Vietnam, including 2 contents: Theory of Student Financial Aid Programs (SFAP) in the context of university autonomy and Theory of managing SFAP in the context of university autonomy. Theory of SFAP includes basic concepts and content of implementing SFAP. Based on that, Theory of management of SFAP presents basic concepts and contents of management of SFAP, implemented by combining the approach of the management object which includes the implementation contents of SFAP and the  4 management function approach.

          - Building a practical basis for solutions to improve the effectiveness of managing SFAP in the context of university autonomy in Vietnam through conducting surveys, evaluating and analyzing the causes of the current status of implementation and management of SFAP in higher education institutions; studying the experience of managing SFAP in autonomous higher education institutions in some countries around the world.

- Proposing 07 solutions to improve the effectiveness of managing SFAP in the context of university autonomy based on a combined approach of management object and management function.

Main conclusions and recommendations drawn from the research results

          1. The research issue on Managing financial aid programs for students in autonomous higher education institutions is of theoretical and practical significance because the research gap on this issue is very large.

          2. The survey results show that in addition to some strengths, there are still many limitations: Some higher education institutions do not have experience in developing detailed and feasible plans. Forecasting financial needs and the number of students supported is difficult. Planning lacks the participation of stakeholders, sometimes is not built comprehensively, and does not have the participation of students, lecturers and sponsors. The organization and direction process still lacks effective coordination among departments in the institution, leading to overlapping work. Periodic inspection and monitoring activities are not yet organized regularly, and there is no real attention to the feedback of the main beneficiaries of the programs, which are students. International experience in managing the student financial aid programs in higher education institutions shows that it is necessary to strengthen capacity to enhance the role of these institutions in managing student financial aid programs, and effectively decentralize within each institution. International experience in managing the institutional student financial aid program shows that it is necessary to strengthen capacity to enhance the role of higher education institutions in managing student financial aid programs, effectively decentralize authority within each school, design appropriate program systems, manage the mobilization, use and maintain stable financial funds, establish appropriate appraisal criteria, allocate financial aid fairly and transparently, and organize diverse information and propaganda activities.

          3. The proposed solutions are closely related to each other, complementing each other to create a comprehensive impact to improve the effectiveness of building, implementing and managing the building and implementation of SFAP of the higher education institutions. Testing the necessity and feasibility shows that these solutions are both necessary and feasible, although the evaluation level of each solution is different. The evaluation results after the test have initially shown the effectiveness of the solution when applied in practice at the facility as well as the correctness of the scientific hypothesis proposed by the thesis.

          4. From the research results, the thesis has made recommendations for specific subjects including: Relevant management agencies at many levels; Ministry of Education and Training, Research agencies; Principals/Directors, managers of higher education institutions.

Thông tin chi tiết

Tin khác