Mục lục tạp chí Khoa học giáo dục, số 52

10/08/2017 16:55 GMT+7
Mục lục và tóm tắt nội dung tạp chí Khoa học giáo dục, số 52 tháng 1 năm 2010

NGHIÊN CỨU
1.  
PHẠM MINH HẠC
- Nhà trường Việt Nam trong một nền giáo dục tiên tiến mang đậm bản sắc dân tộc
Bài báo đề cập đến vấn đề nhà trường Việt Nam trong một nền giáo dục tiên tiến mang đậm bản sắc dân tộc. Theo tác giả bài báo, nền giáo dục của nước ta ngày nay phải đổi mới mạnh mẽ, toàn diện, đào tạo ra những con người có nhân cách tốt, tay nghề tốt, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.
2.  
LÊ SƠN
- Trường học của nhân cách
Trường học ngày nay phải có sứ mnệnh thiêng liêng làm nảy nở hết tiềm năng phát triển của con người- Đó chính là trường học của nhân cách. trong bài viết tác giả điểm qua sự hình thành nhân cách của trẻ qua các mô hình trường học truyền thống (trường học gia trưởng quân chủ); từ đó trình bày sự hình thành và phát triển loại hình trường học của nhân cách. Tác giả khẳng định 1 nhà trường tiên tiến hiện đại phải là trường học của nhân cách, trong đó: tiềm năng của trẻ cần được đánh thức, tôn trọng và xây dựng lòng tự tin cho trẻ, thầy giáo phải là người huấn luyện viên đầy trách nhiệm
3.  
NGUYỄN ĐỨC TRÍ
- Một số cơ sở và định hướng chủ yếu của việc đổi mới đào tạo cao đẳng ở nước ta hiện nay
Sự biến đổi về cơ cấu, loại hình, phương thức hoạt động... của nền kinh tế nước ta trong thời kì mới đang tác động mạnh mẽ đến cơ cấu nhân lực và đặt ra những yêu cầu mới đối với người lao động.Vì vậy, giáo dục nói chung, đào tạo nghề nói riêng phải có sự đổi mới cơ bản, toàn diện, trong đó đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực trình độ cao đẳng đang được sự quan tâm chung của xã hội. Trên cơ sở đó, bài viết phân tích một số định hướng chủ yếu và cần thiết trong việc đổi mới đào tạo cao đẳng nhằm đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của xã hội.
4.  
PHẠM THI LY
- Vai trò của Nhà nước trong việc xây dựng một trường đại học đỉnh cao cho Việt Nam: Bài học thành công và thất bại
Tầm quan trọng của giáo dục, nhất là giáo dục đại học, trong kỷ nguyên của kinh tế tri thức và toàn cầu hóa, là một vấn đề không cần bàn cãi. Tuy nhiên, cuộc chạy đua của các nước đang phát triển nhằm có được một vài trường đại học được xem là đạt đẳng cấp quốc tế trong mấy thập niên gần đây đã đặt ra câu hỏi về sự cần thiết của các trường đại học đỉnh cao trong hệ thống giáo dục quốc gia, bên cạnh câu hỏi làm cách nào để có được những trường đại học như thế. Bài viết này khẳng định vai trò quan yếu của những trường đại học đỉnh cao này trong hệ sinh thái giáo dục của một quốc gia, đồng thời bàn đến vai trò của nhà nước trong việc hình thành những trường đại học như thế, trên cơ sở xem xét các bài học kinh nghiệm của Hoa Kỳ và Trung Quốc.
 
5.  
NGUYỄN TIẾN ĐẠT
- Phát triển văn hoá chất lượng trong giáo dục và đào tạo
Thông qua khái niệm « văn hóa chất lượng » mà trọng tâm của nó là quản lí chất lượng tổng thể, tác giả đưa ra một số nhận định về thực trạng phát triển văn hóa chất lượng trong giáo dục, đào tạo ở nước ta và đề xuất một số ý kiến về công việc kiểm định chất lượng giáo dục và đào tạo.
 
6.  
LÊ VĂN TẠC
- Định hướng chương trình giáo dục chuyên biệt dành cho trẻ khuyết tật cấp tiểu học
Bài viết đưa ra một số định hướng cho chương trình giáo dục chuyên biệt đối với trẻ khiếm thính, khiếm thị và thiểu năng trí tuệ. Tác giả cũng trình bày cơ sở lí luận và thực tiễn cũng như các cách tiếp cận chương trình khác nhau.
 
7.  
ĐỖ NGỌC THỐNG
- Bàn về tiêu chí đánh giá giờ dạy học Ngữ văn theo yêu cầu mới
Bài báo đề xuất một số tiêu chí đánh giá giờ dạy học môn Ngữ văn theo yêu cầu mới và đưa ra một số điểm cần lưu ý để dạy học Ngữ văn có hiệu quả. Theo tác giả bài báo, có thể nêu nhiều tiêu chí để đánh giá một cách toàn diện nhưng nên xác định hệ tiêu chí theo các cấp độ khác nhau: 1/ Tiêu chí cứng cần đạt (tiêu chí bắt buộc); 2/ Tiêu chí không bắt buộc nhưng khuyến khích; 3/ Tiêu chí cần tránh.
 
8.  
PHẠM THÀNH NGHỊ
- Kĩ năng nghe tích cực trong giao tiếp cha mẹ-con cái
Bài viết trình bày về kĩ năng nghe tích cực và tác động của nó đối với việc giao tiếp giữa cha mẹ và con cái. Tác giả phân tích những khó khăn và sai lầm mà cha mẹ thường gặp phải khi giao tiếp với con cái, đồng thời khẳng định nghe tích cực là kĩ năng vôcùng cần thiết vì nó giúp cha mẹ hiểu thấu vấn đề, từ đó tạo điều kiện để trẻ có thể tự giải quyết vấn đề của mình.
 
9.  
NGÔ QUANG SƠN, NGUYỄN THỊ KIM THÀNH
- Phân luồng học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú
Tác giả trình bày thực trạng việc phân luồng học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú hiện nay, những nhược điểm, ưu điểm của nó, qua đó đề xuất 6 giải pháp cơ bản để phân luồng học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú trong thời gian tới.
 
10.  
TRẦN THỊ BÍCH TRÀ
- Mối quan hệ giữa chất lượng giáo dục ở nhà trường và ở gia đình trong việc giáo dục trẻ em mầm non
Bài viết trình bày về vấn đề chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giáo dục trẻ mầm non nói riêng. Tác giả phân tích mối quan hệ qua lại giữa chất lượng GD ở nhà trường và ở gia đình trong việc GD trẻ mầm non, và khẳng định trẻ sẽ phát triển tốt khi mối quan hệ này đồng thuận, bổ troạ và thúc đẩy lẫn nhau.
 
11.  
VŨ THỊ SƠN, NGUYỄN DUÂN
- Nghiên cứu bài học - Một cách tiếp cận phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên
Nghiên cứu bài học là một cách tiếp cận phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên thông qua quá trình nghiên cứu hợp tác dựa vào nhà trường nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong một lĩnh vực chương trình nhất định. Bài viết giới thiệunhững đặc điểm chính của quá trình nghiên cứu bài học, qua đó một nhóm giáo viên hợp tác với nhau để cùng thiết kế giáo án, - cùng quan sát quá trình dạy học trên lớp, - cùng trao đổi với nhau về những gì diễn ra trên lớp học và cùng chỉnh sửa lại giáo án dựa trên ý kiến phản hồi của cả nhóm. Mô hình này đã được áp dụng thành công ở nhiều nước và tại một số trường học ở VN.
 
 
12.  
LÂM THỊ SANG
- Đặc điểm chung về định hướng giá trị nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Trên cơ sở nghiên cứu 1160 học sinh ở các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cần Thơ và An Giang, tác giả trình bày một số nét cơ bản về định hướng giá trị nghề nghiệp, các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời đề xuất các biện pháp giáo dục định hướng giá trị nghề nghiệp cho học sinh trung học phổ thông ở khu vực này
TRAO ĐỔI
13
NGUYỄN THI HOÀNG ANH
- Vai trò của trường đại học trong việc giáo dục đạo đức cho sinh viên hiên nay
Bài báo trình bày vai trò của các trường đại học trong việc giáo dục đạo đức cho sinh viên hiện nay. Theo tác giả, phẩm chất đạo đức là thành phần cơ bản, là nội lực của sự phát triển nhân cách con người. Giáo dục đạo đức là trách nhiệm của mỗi cá nhân và tổ chức xã hội, trong đó các trường đại học phải có trách nhiệm tổ chức định hướng .
 
THỰC TIỄN GIÁO DỤC
14
PHẠM VĂN KHANH
- Những giải pháp hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau trung học cơ sở ở Đồng bằng sông Cửu Long
Hơn hai mươi năm qua, công tác GD hướng nghiệp và phân luồng HS sau trung học cơ sở ngành GD các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long đã có nhiều thành tựu, song cũng đang đứng trước nhiều khó khăn. Tác giả bài viết đưa ra bốn nhóm giải pháp để giải quyết khó khăn là: nhóm giải pháp về nhận thức, nhóm giải pháp đầu tư, nhóm giải pháp chính sách và xã hội, nhóm giải pháp về quản lĩ nhà nước, đồng thời đề xuất một số kiến nghị cụ thể nhằm cải tiến và đổi mới công tác GD hướng nghiệp ở trường phổ thông, phát triển GD nghề nghiệp, GD thường xuyên để thực hiện phân luồng HS sau trung học cơ sở đúng hướng, lành mạnh, hiệu quả.
 
GIÁO DỤC NƯỚC NGOÀI
15
PHAN THU HIỀN
- Việc rèn luyện kĩ năng nghenói cho học sinh tiểu học ở California - Mỹ
Bài viết trình bày một số yêu cầu cụ thể về việc rèn luyện kĩ năng nghe và nói cho học sinh tiểu học ở California (Mĩ).Những yêu cầu đặt ra trong việc rèn luyện kĩ năng nghe nói của học sinh tiểu học ở California rất cụ thể, chặt chẽ, tích cực. Học sinh phải biết kết hợp lời nói, điệu bộ, cử chỉ, động tác với việc sử dụng phương tiện kĩ thuật hỗ trợ để trình bày suy nghĩ, ý tưởng của mình. 
 
SỐ LIỆU THỐNG KÊ GIÁO DỤC
16
ĐẶNG QUỐC BẢO
- Chỉ số GDI: Công cụ hữu ích cho tư duy quản lí