NGHIÊN CỨU
|
|
|
Bạn đọc thân mến !
|
1. Phạm Minh Hạc
|
Bồi dưỡng và sử dụng nguồn lực trí tuệ Việt Nam
Tác giả trình bày một số suy nghĩ về vấn đề bồi dưỡng, sử dựng, đánh giá nguồn lực trí tuệ của Việt Nam hiện nay, và về trách nhiệm của nhà nước ta trong việc đào tạo, trọng dụng, tôn vinh, động viên, phát huy nguồn lực trí tuệ của dân tộc nhằm đưa đất nước phát triển trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay.
|
2. Vũ Trọng Rỹ
|
Phác thảo mô hình trường phổ thông Việt Nam sau 10-15 năm tới
Phác thảo mô hình nhà trường phổ thông sau 10-15 năm tới xuất phát từ quan niệm về nhà trường thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; giáo dục vì sự phát triển của mỗi người học là một quy luật; nhà trường phải thực hiện sứ mệnh của giáo dục phổ thông trong thời kì mới, đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ em và yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội. Nhà trường phổ thông sau 10-15 năm tới là nhà trường mở, gắn kết chặt chẽ với gia đình và cộng đồng; thực hiện giáo dục toàn diện; đảm bảo dân chủ, hợp tác là nguyên tắc chi phổi tất cả các hoạt động trong nhà trường.
|
3. Nguyễn Hữu Chí
|
Quan niệm hiện đại về học tập
Bài viết trình bày một số quan niệm mới về học tập, đó là: Học là một quá trình chủ động và kiến tạo; việc học tập được hoàn cảnh hóa và tình huống hóa; việc học tập có động cơ nội tại, việc học tập được tự tổ chức và tự kiểm tra.
|
4. Nguyễn Đức Trí
|
Phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề trên cơ sở tiêu chuẩn nghề nghiệp nhà giáo
Nhà giáo và đội ngũ nhà giáo có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp giáo dục, là nhân tố quyết định chất lượng và hiệu quả GD. Bài viết trình bày một số khía cạnh liên quan đến việc phát triển đội ngũ GV dạy nghề trên cơ sở tiêu chuẩn nghề nghiệp nhà giáo, như: xây dựng mô hình năng lực nghề nghiệp, tiêu chuẩn nghề nghiệp, xây dựng mô hình đào tạo trên cơ sở tiêu chuẩn nghề nghiệp Gv dạy nghề.
|
5. Lê Thị Mỹ Hà
|
Chương trình đánh giá quốc tế PISA tại Việt Nam – Cơ hội và thách thức
Việt Nam đã chính thức đăng kí tham gia vào Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA). Bài viết giới thiệu tổng quan về PISA, phân tích những cơ hội và thách thức khi triển khai PISA tại VN. Tác giả cũng nêu một số kiến nghị để việc thực hiện PISA tại VN có thể đạt hiệu quả tốt nhất.
|
6. Lê Đình Sơn
|
KAISEN – Nét độc đáo của chất lượng tổng thể trong doanh nghiệp Nhật Bản và khả năng vận dụng vao trường đại học ở nước ta
“Kaizen” là một hoạt động phát huy nguồn lực con người phổ biến trong các doanh nghiệp Nhật bản và được các nhà nghiên cứu về quản lí trên thế giới nhìn nhận như một nét độc đáo của chất lượng tổng thể. Bài viết phan tích một số đặc điểm của Kaizen và khả năng áp dụng Kaizen vào các trường ĐH ở Việt Nam.
|
7. Nguyễn Thị Hiền
|
Phát triển trí tuệ và dạy học phát triển trí tuệ
Đề cập đến vấn đề phát triển trí tuệ và dạy học phát triển trí tuệ cho học sinh, bài viết trình bày khái niệm về trí tuệ; những yếu tố tác động trực tiếp tới sự phát triển trí tuệ cá nhân và phương pháp dạy học phát triển trí tuệ cho học sinh.
|
8. Đặng Thị Lệ Tâm
|
Thực trạng rèn luyện nghi thức lời nói trong hoạt động giao tiếp cho học sinh tiểu học
Dạy học Nghi thức lời nói (NTLN) là một nội dung mới của chương trình Tiếng Việt tiểu học. Các NTLN trong chương trình hầu hết là các nghi thức được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày, gần gũi, phù hợp với học sinh tiểu học. Bài viết trình bày nguyên nhân và thực trạng rèn luyện NTLN trong hoạt động giao tiếp cho học sinh tiểu học hiện nay.
|
9. Lê Thị Phượng
|
Rèn kĩ năng sử dụng kết hợp các yếu tố biểu đạt trong tạo lập kiểu văn bản thuyết minh cho học sinh THPT và THCS
Bài viết đề cập đến việc rèn kĩ năng sử dụng kết hợp các yếu tố biểu đạt trong tạo lập kiểu văn bản thuyết minh cho học sinh THPT và THCS. Trong bài, tác giả tập trung trình bày cách thức sử dụng kết hợp các yếu tố biểu đạt và đưa ra một số biện pháp cụ thể nhằm rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng các yếu tố biểu đạt trong tạo lập kiểu văn bản thuyết minh ở THPT và THCS.
|
10. Nguyễn Thị Hồng Gấm
|
Phát triển tư duy sáng tạo cho sinh viên sư phạm chuyên ngành hóa thông qua bài tập hóa học
10. Nguyễn Hồng Gấm:
Bài viết giới thiệu hai loại bài tập Hoá để phát triển tư duy sáng tạo cho SV sư phạm chuyên ngành hoá. Loại bài tập thứ nhất là loại bài mở và SV có thể thay đổi để xây dựng một bài mới giúp SV phát triển tính sáng tạo; loạii bài thứ hai đòi hỏi SV biết kết hợpcác kiến thức và kĩ năng để tìm ra nhiều lời giải khác nhau.
|
TRAO ĐỔI
|
|
11. Quốc Chấn
|
Quán triệt bản sắc dân tộc trong nội dung nền giáo dục nước ta
Tác giả bài viết cho rằng cải cách giáo dục tới đây cần chú trọng đặt vấn đề về giáo dục nói chung và nội dung, chương trình giáo dục nói riêng có cấu trúc như thế nào để đáp ứng được hiện đại hoá, hội nhập quốc tế, nhưng đồng thời phải phát huy tốt truyền thống, bản sắc dân tộc. Có như thế, chúng ta mới có thể thực sự thành công xã hội hoá giáo dục, mới bảo đảm hội nhập nhưng không hoà nhập, mới sử dụng được tri thức công nghệ, sự chuẩn hoá theo trình độ quốc tế để giải quyết có hiệu quả các vấn đề của đất nước và đời sống đặt ra,
|
THỰC TIỄN GIÁO DỤC
|
|
|
|
12. Nguyễn Thị Nguyệt
|
Dạy và học môn hóa học của hệ bác sĩ đa khoa ở Trường Đại học Y Hà Nội - thực trạng – nguyên nhân- giải pháp
Việc đào tạo của hệ bác sĩ đa khoa ở trường đại học y Hà Nội được tác giả mổ xẻ dưới 3 góc độ : thực trạng, nguyên nhân và giải pháp. Từ thực trạng đầu vào của trường là những sinh viên có điểm đỗ đại học cao và kết quả học tập môn hóa học theo học phần, tác giả phân tích kết quả này theo một số nguyên nhân khách quan( chương trình, phương pháp, số lượng sinh viên trong lớp học ) và nguyên nhân chủ quan( từ phía người học; giảng đường, giáo trình...;từ phía người dạy; phương pháp dạy, cơ chế làm việc, số lượng sinh viên...), từ đó đề xuất một số giải pháp ( đối với nhà trường, người dạy, người học) nhằm nâng cao chất lượng đào tạo bác sĩ đa khoa.
|
13 Trần Ái Cầm
|
Một số kinh nghiệm kiểm định chất lượng đào tạo tại trường CĐ Nguyễn Tất Thành, TP.HCM
13. Trần Ái Cầm: Bài viết giới thiệu một số thành tựu trong việc kiểm định chất lượng tại Trường CĐ Nguyễn Tất Thành, Tp.HCM. Coi chất lượng Đt là yếu tố hàng đầu, Trường đã xây dựng một hệ thống kiểm định chất lượng ĐT, áp dụng các mô hình dựa trên tín chỉ và lấy người học làm trung tâm, đổi mới phương pháp dạy học, nhờ đó đã đạt được những thành công bước đầu đáng ghi nhận.
|
GIÁO DỤC DÂN TỘC
|
|
14. Vi Văn Điểu
|
Nhìn lại một năm nghiên cứu về giáo dục dân tộc
Tác giả trình bày một số kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học của Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Dân tộc kể từ ngày sát nhập với Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam và những định hướng nghiên cứu của Trung tâm trong năm 2011 và những năm tiếp theo, nhằm thực hiện các hoạt động nghiên cứu của Viện KHGD Việt Nam và phục vụ công tác quản lí chỉ đạo của Bộ GD-ĐT về giáo dục dân tộc.
|
GIÁO DỤC NƯỚC NGOÀI
|
|
15. Nguyễn Tiến Hùng
|
Bản chất của loại hình trường Charter School
Từ việc trình bày về lịch sử ra đời và phát triển của loại hình trường " Charter School", tác giả bài viết nêu rõ bản chất của loại hình trường này: từ khái niệm; cơ chế quản lí và vận hành; các đặc trưng cơ bản ( tập trung vào học sinh; thời lượng, chất lượng giảng dạy; môi trường giáo dục và tính cộng đồng) và những thuận lợi, khó khăn của Charter School trong hệ thống giáo dục hiện hành.
|
16. Trịnh Thị Anh Hoa
|
Giáo dục trung học cơ sở ở một số nước trên thế giới
Bài viết trình bày tổng quan về tình hình giáo dục trung học cơ sở của một số nước trên thế giới thông qua việc tìm hiểu về hệ thống, mục tiêu, tổ chức, chương trình GD THCS của 16 nước thuộc 4 châu: Châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc; Singaporee); Châu Úc (Úc, New Zealand); Châu Âu, Đông Âu và vùng Scandinavia (Vương Quốc Anh, Pháp, Hungary, Đức, Hà Lan, Italia, Tây Ba Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ); và Bắc Mỹ (Mỹ, Canada).
|
17. Nguyễn Công Hinh
|
Đại học cộng đồng ở Cộng hòa Liên bang Đức
Trường đại học cộng đồng (ĐHCĐ) có lịch sử hình thành từ giữa thế kỉ 19, ngày nay mạng lưới ĐHCĐ phát triển mạnh mẽ ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là châu Âu, trong đó có Đức. Bài viết giới thiệu về hệ thống ĐHCĐ ở CHLB Đức, từ đó rút ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam.
|