MỤC LỤC TẠP CHÍ KHOA HỌC GIÁO DỤC, SỐ 55

10/08/2017 16:55 GMT+7
Mục lục và tóm tắt nội dung Tạp chí Khoa học giáo dục, số 55 - tháng 4 năm 2010

NGHIÊN CỨU
1. Phạm Minh Hạc
 
- Tiếp tục đổi mới hệ các trường chuyên theo quỹ đạo khoa học
Bài viết bàn về việc đổi mới hệ các trường chuyên nước ta theo quỹ đạo khoa học. Theo tác giả bài báo, việc tuyển chọn học sinh vào các trường, lớp chuyên ở nước ta cần trao đổi, rút kinh nghiệm, và được tổ chức một cách khoa học, khách quan, công bằng để phát hiện và đào tạo ra các tài năng trẻ; ưu tiên hàng đầu là khả năng và triển vọng tư duy, sáng tạo …
 
2. Lê Đức Ngọc, Trần Hữu Hoan
 
- Chuẩn đầu ra trong giáo dục đại học
Chuẩn đầu ra của một chương trình giáo dục đại học là nội hàm chất lượng tối thiểu của người tốt nghiệp chương trình đó, do vậy việc xây dựng được chuẩn đầu ra thể hiện rõ vai trò và trách nhiệm về chất lượng sản phẩm đào tạo của nhà trường đối với các bên liên quan như: nhà nước, nhà tuyển dụng, nhà tài trợ…trong công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đang thực hiện ở Việt Nam. Trong bài viết này tác giả trình bày một số thành tố chính để xây dựng chuẩn đầu ra cho chương trình giáo dục đại học như: căn cứ để xây dựng, quy trình xây dựng, cách thực hiện.
 
3. Nguyễn Lộc
 
- Phân biệt lãnh đạo và quản lí trong quản lí giáo dục
Bài viết đề cập đến một số vấn đề lí luận trong khái niệm về lãnh đạo và quản lí nhằm giúp các nhà quản lí cân bằng vai trò của mình trong công việc hàng ngày. Tác giả cũng đưa ra những định nghĩa mới nhất về lãnh đạo và quản lí đồng thời phân tích mối quan hệ giữa hai khái niệm. Cuối cùng, bài viết kết luận rằng những kĩ năng quản lí hoàn hảo với những quy chế và kỉ luật chặt chẽ vẫn chưa đủ, nếu không nói là bất cập đối với những biến đổi quá nhanh đang diễn ra. Và ở đây, kĩ năng lãnh đạo bắt đầu thể hiện rõ nét vai trò của mình, nó không những bổ sung cho kĩ năng quản lí mà còn là động lực chính cho nhà trường phát triển trong tương lai. Do vậy, việc hiểu rõ đặc điểm và sự khác nhau giữ quản lí và lãnh đạo có một ý nghĩa lí luận và thực tiễn vô cùng to lớn.
 
4. Nguyễn Thúy Hồng
 
- Thực trạng và giải pháp đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học cơ sở
Bài báo trình bày: 1/ Kết quả khảo sát việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS sau bốn năm triển khai đại trà chương trình, sách giáo khoa ở một số tỉnh trên cả nước; 2/ Nguyên nhân ảnh hưởng ti cht lượng cađổi mi PPDH các địa phương ; 3/ Mt s gii pháp nâng cao hiu quđổi mi PPDH trường THCS.
 
5. Tôn Thân, Phan Thị Luyến
 
- Vận dụng các phương pháp dạy học theo định hướng đổi mới trong môn Toán ở trường trung học cơ sở
Với định hướng đổi mới trong dạy học môn Toán ở trường trung học cơ sở, bài viết trình bày cách vận dụng các phương pháp dạy học môn Toán bao gồm: phương pháp vấn đáp, phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề, phương pháp dạy học hợp tác nhóm ( theo các khía cạnh : bản chất của mỗi phương pháp; quy trình thực hiện; ưu điếm và hạn chế của từng phương pháp cũng như những lưu ý đi kèm)
 
6. Nguyễn Thi Hạnh
 
- Bồi dưỡng học sinh khá giỏi môn Tiếng Việt theo hướng dạy học tự chọn
Trong bài, tác giả đề cập đến sự cần thiết của việc bồi dưỡng học sinh khá giỏi môn Tiếng Việt theo hướng dạy học tự chọn; Cơ sở khoa học và cách thức thực hiện việc bồi dưỡng học sinh khá giỏi môn Tiếng Việt theo hướng dạy học tự chọn.
 
7 Vũ Thị Phương Anh
 
- Thử đề xuất các phương án tuyển sinh đại học và cao đẳng tại Việt Nam sau 2010
Bài viết giới thiệu các nhóm yếu tố thường được xem xét trong chính sách tuyển sinh của các trường đại học trên thế giới, phân tích mục tiêu mà các yếu tố này nhắm đến, trên cơ sở đó đề xuất một phương án tuyển sinh đại học và cao đẳng sau năm 2010 tại Việt Nam.
 
8. Nguyễn Tiến Đạt
 
- Các mô hình phân bố ưu tiên trong chi phí công cộng của các nước trên thế giới và tình hình ở tiểu vùng sông Mê Kông
 Dựa vào các số liệu của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc, tác giả bài báo phân loại các nước trên thế giới theo các nhóm và loại mô hình phân bố ưu tiên chi phí công cộng cho ba lĩnh vực rất quan trọng đối với xã hội là giáo dục, y tế và quân sự, đồng thời nêu tình hình ở một số nước Tiểu vùng sông Mêkông, trong đó có nước ta.
9. Vương Thanh Hương
 
- Thông tin khoa học giáo dục trong thế kỉ XXI
Bài báo đề cập đến vấn đề thông tin khoa học giáo dục trong thế kỉ XXI. Trong bài, tác giả trình bày: 1/ Vai trò của thông tin khoa học giáo dục trong bối cảnh toàn cầu hóa; 2/ Thực tiễn hoạt động thông tin khoa học giáo dục ở các nước phát triển và của Việt Nam hiện nay; 3/ Ðề xuất một số khuyến nghị cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin khoa học giáo dục.
 
10. Trịnh Thị Anh Hoa
 
- Hệ thống các giải pháp chủ yếu thực hiện phổ cập giáo dục cho các vùng khó khăn
Phổ cập giáo dục là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục hiện nay. Bài viết đưa ra 5 nhóm giải pháp chủ yếu gồm 21 giải pháp để thực hiện phổ cập GD cho các vùng khó khăn, đồng thời phân tích sự cần thiết và tính khả thi của từng giải pháp.
 
TRAO ĐỔI
11. Trần Văn Hiển
 
- Có thể tiếp thu gì ở nền giáo dục Hoa Kỳ?
Từ những nghiên cứu về nền giáo dục Việt Nam và Hoa Kỳ, tác giả cho rằng muốn lớn mạnh về kinh tế thì giáo dục Việt Nam phải đào tạo ra những con người với 2 nhóm khả năng quan trọng là: khả năng tạo dựng tổ chức và khả năng hội nhập quốc tế; trong đó bao gồm những yếu tố về khả năng như: khả năng cơ bản, khả năng chuyên môn, giao tiếp, lãnh đạo, sáng tạo và phong cách con người là những yếu tố trọng yếu để đào tạo khả năng tạo tổ chức ở bậc phổ thông, bậc đại học và trong xã hội.
 
12. Bùi Hiền
 
- Đổi mới nền giáo dục quốc dân
Tác giả bài báo cho rằng để đạt được yêu cầu chất lượng giáo dục theo đúng mục tiêu cách mạng xã hội chủ nghĩa Việt Nam đề ra là dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh thì song song với việc thay đổi hệ thống giáo dục quốc dân nhất thiết phải thay đổi nội dung, phương pháp và quản lí giáo dục trên cơ sở kế thừa những bài học kinh nghiệm có giá trị của Việt Nam và thế giới.
 
THỰC TIỄN GIÁO DỤC
13. Nguyễn Quý Nhẫn
 
- Một số kinh nghiệm quản lí quá trình đào tạo ở Trường Cao đẳng Thương mại Đà Nẵng hiện nay
Tác giả trình bày 4 biện pháp quản lí quá trình đào tạo ở Trường Cao đẳng Thương mại Đà Nẵng, gồm: 1. Tổ chức xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo phú hợp với nhu cầu của người học và yêu cầu của xã hội; 2. Kích thích đội ngũ giảng viên đổi mới phương pháp dạy học; 3. Tạo động lực cho cán bộ quảng lí đổi mới phương pháp làm việc; 4. Xây dựng văn hóa quản lí đối với hoạt động chung của nhà trường.
 
GIÁO DỤC NƯỚC NGOÀI
14. Tadashi Endo
 
- Phi tập trung hoá với cải cách giáo dục ở Siberi và Viễn Đông nước Nga
Đây là bài nghiên cứu của Tadashi Endo, GS trường đại học Utsunomia (Nhật Bản), chuyên gia so sánh giáo dục, sư phạm và phát triển chương trình. Tác giả giới thiệu tổng quan về cuộc cải cách GD của chính quyền liên bang Nga, trong đó đi sâu phân tích bối cảnh/tình huống cũng như những định hướng cơ bản của cải cách.
 
15. Phạm Thị Thu Hiền
 
- Học sinh tiểu học ở Mỹ đọc-hiểu như thế nào ?
Bài viết trình bày những yêu cầu cần đạt đối với việc đọc hiểu văn bản của HS ở California - Mỹ. Theo tác giả, đó là những yêu cầu hết sức đúng đắn và tích cực trong việc hình thành và rèn luyện năng lực đọc hiểu cho HS tiểu học, đồng thời những yêu cầu này cũng thể hiện rõ quan điểm gắn môn học với thực tiễn đời sống.
 
SỐ LIỆU THỐNG KÊ GIÁO DỤC
16. Nguyễn Văn Chiến
 
- Một số vấn đề về chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay: Phân tích kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009
Tác giả đề xuất 5 giải pháp phát triển nhân lực của Việt Nam hiện nay từ việc phân tích kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 để nêu rõ thực trạng về chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam như: tình hình biết chữ, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kĩ thuật, tình trạng sức khoả của dân số, thực trạng việc làm và thất nghiệp.

 

Tạp chí Khoa học giáo dục