NGHIÊN CỨU
|
|
1. Phạm Minh Hạc
|
Chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh
Bài viết đề cập đến vấn đề chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh. Theo tác giả, chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh - cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh - là nền tảng lý luận trực tiếp của đường lối phát triển bền vững ở Việt Nam. Trong bài, tác giả còn đề xuất một số nội dung của chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh, đó là: yêu thương con người; coi trọng con người; giải phóng con người; khoan dung; sử dụng đúng từng người.
|
2. Đặng Thành Hưng
|
Bản chất của quản lí giáo dục
Có thể nói, lao động quản lí ngày càng giữ vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy nhiên, trong nghiên cứu giáo dục, trong đào tạo khoa học về quản lí, vấn đề bản chất của quản lí hầu như chưa được quan tâm đúng mức và chưa được giải thích đầy đủ. Tác giả bài viết bàn thêm về vấn đề bản chất của quản lí nói chung và bản chất của quản lí giáo dục nói riêng đồng thời khẳng định quản lí là một dạng lao động xã hội đặc biệt, cần được quan tâm và coi trọng.
|
3. Nguyễn Tiến Hùng
|
Lí luận và thực tiễn phát triển hệ thống chịu trách nhiệm giáo dục
Từ khái niệm, mục đích và 3 kiểu chịu trách nhiệm giáo dục, tác giả bài viết trình bày4 cách để tiếp cận chính về trách nhiệm giáo dục ( tiếp cận thị trường, tiếp cận phân cấp, tiếp cận nghề nghiệp và tiếp cận quản lí)và các quyan hệ về chịu trách nhiệm giốa dục (chịu trách nhiệm cái gì? với ai? như thế nào?) nhằm củng cố về lí luận và thực tiễn phát triển hệ thống chịu trách nhiệm giáo dục.
|
4. Phạm Thị Ly
|
Đánh giá xếp hạng các trường đại học: Kinh nghiệm từ phương Tây, Trung Quốc, và những xu hướng mới trên thế giới
Đánh giá xếp hạng các trường đại học trên thế giới là việc đã được thực hiện từ lâu ở các nước phương Tây và bắt đầu nổi lên ở châu Á từ năm 2003 với sự xuất hiện của hệ thống xếp hạng ĐH quốc tế do ĐH Giao thông Thượng Hải (Trung Quốc) thực hiện. Ở Việt Nam, vấn đề này nổi lên từ năm 2005, cùng với nhu cầu xây dựng những trường ĐH có chất lượng cao và được quốc tế công nhận. Bài viết nói về những kinh nghiệm mà thực tiễn phương Tây và Trung Quốc có thể mang lại cho Việt Nam, tác động của việc xếp hạng cùng với tình hình và những xu hướng mới đang diễn ra trên thế giới đối với vấn đề xếp hạng các trường ĐH.
|
5. Nguyễn Thanh Hùng
|
Câu hỏi trong dạy học tác phẩm văn chương và những cách nhìn hiện đại
Bài viết trình bày một cách nhìn mới về câu hỏi trong dạy học tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông. Trong bài, tác giả đề cập đến các vấn đề: 1/ Tiếp cận hiện đại với câu hỏi trong dạy học tác phẩm văn chương; 2/ Sứ mệnh của câu hỏi trong dạy học tác phẩm văn chương và tính đa năng của câu hỏi truyền thống, hiện đại trong dạy học tác phẩm văn chương.
|
6. Phạm Đức Quang
|
Tiếp cận dạy học Tóan ở trường phổ thông theo hướng học tích cực
Dạy học tích cực là việc dạy học trong đó học sinh là trung tâm.Trong bài viết tác giả trình bày phươnmg pháp tiếp cận dạy học ở trường phổ thông theo hướng học tích cực, cụ thể là dạy học toán ở phần xác suất thống kê (lớp 11), các bước để hình thành oôjt kiến thức mới là: chuẩn bị của giáo viên; tổ chức, hướng dẫn các hoạt động trên lớp; hình thành và củng cố tri thức mới
|
7. Phạm Minh Mục
|
Phát triển ngôn ngữ và lời nói cho trẻ khiếm thị tuổi mầm non
Bài viết đề cập đến việc phát triển ngôn ngữ và lời nói cho trẻ khiếm thị tuổi mầm non. Trong bài, tác giả trình bày: 1/ Vai trò của thị giác trong việc phát triển ngôn ngữ; 2/ Các giai đoạn phát triển và đặc điểm ngôn ngữ của trẻ khiếm thị; 3/ Một số biện pháp nhằm phát triển ngôn ngữ trẻ khiếm thị tuổi mầm non.
|
8. Tạ Quang Tuấn
|
Các biện pháp thực hiện và điều chỉnh tương tác trong dạy học dựa vào tương tác người học - người học
Tác giả giới thiệu một số biện pháp áp dụng và điều chỉnh tương tác học tập dựa vào tương tác người học - người học ở trường cao đẳng nhằm tối ưu hoá thành tích học tập của người học. Đồng thời, theo ý kiến tác giả, các biện pháp này phải được sử dụng một cách linh hoạt, phù hợp với thực tiễn và khả năng nhận thức của người học.
|
9. Nguyễn Thành Nhân
|
Đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên
Bài viết đề cập một số vấn đề lý luận cơ bản về đánh giá kết quả học tập (ĐGKQHT) theo định hướng phát triển năng lực (PTNL) của sinh viên (SV) ở cấp độ môn học, qua đó tạo tiền đề ban đầu đổi mới ĐGKQHT ở đại học, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nói chung.
|
TRAO ĐỔI
|
|
10. Bùi Thị Hạnh Lâm
|
Một số biện pháp sư phạm rèn luyện kĩ năng tự đánh giá kết quả họctập môn Toán
Nhằm rèn luyện kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh trung học phổ thông, trong bài viết tác giả trình bày một số biện pháp sư phạm để kiểm nghiệm tính hiệu quả, tính khả thi và bước đầu tiến hành thực nghiệm sư phạm với các bước như: xác định mục đích thực nghiệm, đối tượng thực nghiệm, nội dung thực nghiệm, cách tiến hành thực nghiệm, kết quả thực nghiệm ( kết quả định lượng, kết quả định tính).
|
THỰC TIỄN GIÁO DỤC
|
|
11. Lê Ngọc Sơn
|
Mối quan hệ giữa các cơ sở đào tạo và cơ sở sử dụng lao động trong phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin
Nguồn nhân lực công nghệ thông tin (CNTT) có ý nghĩa quan trọng trong công cuộc xây dựng kinh tế tri thức và xã hội thông tin, là yếu tố then chốt đối với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Viêc phát triển nguồn nhân lực CNTT hiện nay mặc dù đã đạt được những thành tựu nhất định song vần còn nhiều hạn chế và gặp không ít thách thức. Tác giả phân tich bối cảnh hiện nay và đề xuất phải có sự liên kết giữa cơ sở đào tạo với cơ sở sử dụng lao động để việc phát triển nguồn nhân lực CNTT đạt hiệu quả cao hơn.
|
12. Nguyễn Văn Chiến, Mai Thị Thu
|
Thực trạng và chính sách phát triển giáo viên phổ thông
Các tác giả bài viết tập trung phân tích thực trạng nhân lực giáo viên phổ thông ở góc độ số lượng, tình trạng mất cân đối trong cung cầu, chính sách đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực quan trọng này, chỉ ra nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến thực trạng và qua đó đề xuất các gợi ý về mặt chính sách hướng đến giải quyết tình trạng mất cân đối này.
|
13. Phạm Minh Giản
|
Khảo sát đội ngũ cán bộ quản lí trường trung học phổ thông tỉnh Đồng Tháp – Một số ý kiến đề xuất
Tác giả trình bày các kết quả khảo sát đội ngũ cán bộ quản lí các trường trung học phổ thông tỉnh Đồng Tháp, qua đó xem xét, đánh giá công tác phát triển đội ngũ này, và đề xuất những giải pháp thiết thực, phù hợp nhằm thúc đẩy sự phát triển đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của tỉnh.
|
GIÁO DỤC NƯỚC NGOÀI
|
|
14 . Lê Đình Cúc
|
Đại học Mỹ - Chi phí, bằng cấp và những khiếm khuyết
Chi phí và học phí cao của đại học Mỹ được bù lại bằng một chất lượng giáo dục tốt, bằng cấp có giá trị, sinh viên tốt nghiệp có việc làm và thu nhập cao. Tuy nhiên, giáo dục đại học Mỹ cũng có những khiếm khuyết như: tạo ra hiện tượng mù chữ, bất bình đẳng và chương trình đào tạo ôm đồm, thiếu thực tiễn.
|
|
|
Tạp chí Khoa học giáo dục
Địa chỉ: 101 Trần Hưng Đạo - Hà Nội
Số điện thoại Ban biên tập: 04.39423488
Email: tapchikhgd@yahoo.com