NGHIÊN CỨU
|
|
1. Nguyễn Thị Bình
|
Vấn đề khoa học giáo dục và sự cần thiết phải thay đổi cách nghĩ, cách làm về giáo dục
Bài viết đề cập đến vấn đề khoa học giáo dục và sự cần thiết phải thay đổi cách nghĩ, cách làm về giáo dục. Theo tác giả, để đất nước ta tồn tại và phát triển trong bối cảnh thế giới ngày nay thì phải nâng cao trí tuệ và năng lực của con người Việt Nam. Chính vì vậy, cần phải cải cách giáo dục. Cải cách giáo dục là sự thay đổi cơ bản, sâu sắc và toàn diện về mô hình phát triển và mục tiêu của cả hệ thống giáo dục, được cụ thể hoá trong quan điểm chỉ đạo, cơ cấu hệ thống, nội dung chương trình, phương pháp dạy và học, cách thức đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ giáo viên, cách thức tổ chức và quản lí nhà trường cũng như cách thức huy động sự tham gia của xã hội vào sự nghiệp giáo dục.
|
2. Đào Trọng Thi
|
Một số ý kiến về quan điểm và giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại học
Bài viết đưa ra một số ý kiến về chất lượng giáo dục ĐH trên cơ sở những kinh nghiệm thực tiễn, từ góc độ quản lí nhà nước và phương pháp dạy học. Tác giả đi sâu phân tích một số vấn đề như: quan điểm về đào tạo theo nhu cầu xã hội; xây dựng và phát triển một số cơ sở đại học chủ lực đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; tăng cường tự học và nghiên cứu khoa học trong đào tạo đại học, nhất là đào tạo chất lượng cao.
|
3. Phạm Minh Hạc
|
Đôi điều suy nghĩ về triết lí và đổi mới tư duy giáo dục trong thời kì mới
Tác giả trình bày một số suy nghĩ về triết lí giáo dục và đổi mới tư duy giáo dục Việt Nam từ Cách mạng Tháng Tám 1945 đến nay. Qua đó tác giả đề xuất phạm trù giá trị bản thân mà nền giáo dục nước ta hướng tới như một nét mới của triết lí giáo dục trong thời kì phát triển xã hội và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế..
|
4. Viện KHGD Việt Nam
|
Những thành tựu nghiên cứu khoa học giáo dục Việt Nam trong thời kì mới
Bài viết tổng quan những thành tựu nghiên cứu khoa học giáo dục Việt Nam trong thời kì đổi mới trong các lĩnh vực như: nghiên cứu cứu bản; nghiên cứu ứng dụng-triển khai; nghiên cứu phục vụ quản lí nhà nước, góp phần giải quyết những nhiệm vụ cấp bách, nhiệm vụ chính trị của ngành
|
5. Nguyễn Tấn Hưng
|
Xây dựng và duy trì văn hoá chất lượng trong nhà trường
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, khi mà giáo dục đại học nước ta đang đứng trước nhiều sự canh tranh gay gắt với các mô hình đào tạo liên kết, du học tại chỗ,…Trong quá trình thay đổi vươn lên để khẳng định chất lượng, cơ sở đào tạo nào xây dựng và duy trì được văn hóa chất lượng trong nhà trường sẽ có được thế mạnh về tiềm năng (vật chất, nguồn nhân lực,…) để khẳng định uy tín, thương hiệu của mình.
|
6. Võ Văn Lộc
|
Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong học tập
Trong cả cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh là người đã dày công xây đắp nền dân chủ nước nhà nói chung, trong lĩnh vực giáo dục nói riêng. Qua nghiên cứu các tác phẩm của Người, tác giả bài báo đúc kết một số nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí minh về dân chủ trong học tập.
|
7. Đặng Bá Lãm,
Nguyễn Thành Nhân
|
Đánh giá kết quả học tập của sinh viên trong bối cảnh đổi mới giáo dục đại học Việt Nam: Những định hướng nghiên cứu lí luận và thực tiễn
Trong lĩnh vực giáo dục đại học Việt Nam, việc chuyển từ niên chế sang học chế tín chỉ đang đặt ra những bài toán cả trên bình diện thực tiễn lẫn lí luận cần quan tâm nghiên cứu. Bài viết đề cập đến vấn đề đánh giá kết quả học tập của SV trong bối cảnh đổi mới GD ĐH và đề xuất một số hướng nghiên cứu về vấn đề này trong bối cảnh mới.
|
8. Hoàng Hoà Bình
|
Đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt ở tiểu học bằng trắc nghiệm khách quan
Bài viết trình bày quan niệm về trắc nghiệm khách quan; Các kiểu trắc nghiệm khách quan; Kĩ thuật biên soạn và một số kiến nghị về sử dụng trắc nghiệm khách quan trong việc đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt ở Tiểu học.
|
9. Trần Thị Hiền Lương
|
Phát triển kĩ năng nói cho học sinh lớp 1 trong giai đoạn học vần
Bài viết đề cập đến việc rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh lớp 1 trong giai đoạn học vần. Trong bài, tác giả trình bày: 1/ Một số yêu cầu rèn kĩ năng nói đối với học sinh lớp 1; 2/ Thực trạng rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp 1; 3/ Một số gợi ý giúp học sinh rèn kĩ năng nói hiệu quả.
|
10. Bùi Thị Thuý Hằng
|
Động cơ học tập theo lí thuyết về sự tự quyết
Bài viết trình bày động cơ học tập của học sinh , sinh viên theo lí thuyết về sự tự quyết với các mảng vấn đề , đó là: Phân loại động cơ học tập (gồm : động cơ bên ngoài và động cơ bên trong); vai trò của động cơ tự quyết ( đối với các phương pháp học tập hiệu quả, đối với tình cảm tích cực, đối với sự thành công) và những yếu tố tác động đến động cơ tự quyết của người học (phong cách, ngôn ngữ và mối quan hệ liên cá nhân, không khí lớp học..).
|
TRAO ĐỔI
|
|
11. Bùi Đức Tú
|
Bàn về đạo đức môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường
Bài viết đề cập đến vấn đề đạo đức môi trường, trong đó tác giả đưa ra khái niệm về đạo đức môi trường, vấn đề đạo đức môi trường xưa và nay cũng như những yêu cầu về GD đạo đức môi trường trong bối cảnh mới
|
GIÁO DỤC DÂN TỘC
|
|
12. Đào Nam Sơn
|
Dạy chính tả tiếng Khmer
Tác giả trình bày những dấu hiệu đặc thù về ngữ âm và chính tả của tiếng Khmer, sự khác biệt giữa tiếng Khmer và tiếng Việt về quy định chính tả, đồng thời nêu lên những việc cần thiết khi dạy chính tả tiếng Khmer trong các trường phổ thông dân tộc trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của trình độ tin học và kĩ thuật chế bản hiện nay.
|
THỰC TIỄN GIÁO DỤC
|
|
13. Trương Thị Hoa
|
Thực trạng định hướng nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông tỉnh Hoà Bình
Định hướng nghề nghiệp là vấn đề vô cùng quan trọng, nhất là đối với lớp học sinh đang đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời. Từ việc nghiên cứu định hướng nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông ở 4 huyện miền núi của tỉnh Hòa Bình, tác giả bài viết đã thu được những kết quả cụ thể về việc định hướng nghề nghiệp của học sinh dân tộc thiểu số như: nhận thức về định hướng nghề nghiệp; các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngành ngành nghề của học sinh; nguyện vọng, tiêu chí chọn trường thi, chọn nghề nghiệp.
|
14. Lê Thanh Trúc
|
Một số giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội của Trường Cao đẳng Bình Định
Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội của trường Cao đẳng Bình Định, tác giả bài viết đề xuất một số biện pháp đó là: biện pháp về nhận thức, về tìm hiểu nhu cầu xã hội, về đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ, đổi mới công tác quản lí; đổi mới mục tiêu, chương trình đào tạo, công bố chuẩn đầu ratheo nhu cầu xã hội thực hiện kiểm định chất lượng, thực hiện các công khai; đổi mới phương pháp dạy học, hoạt động nghiên cứu khoa học; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và xây dựng nề nếp kỉ cương trường học.
|
GIÁO DỤC NƯỚC NGOÀI
|
|
15. Nguyễn Tiến Đạt
|
Sự phân bố chi phí công cộng cho giáo dục, y tế, quân sự, nghiên cvà phát triển của các nước ASEAN
Bài viết so sánh sự phân bố chi phí công cộng cho các lĩnh vực: giáo dục, y tế, quân sự, nghiên cứu và phát triển trong phạm vi các nước ASEAN, từ đó tác giả đi đến kết luận: Việt Nam đã có những xu hướng chuyển đổi nhóm và mô hình phân bố chi phí theo số đông các nước trong khu vực.
|