Thông tin giáo dục quốc tế số 8 (lưu hành nội bộ) (phần 7)

10/08/2017 16:55 GMT+7
Chủ đề: Shadow education - Giáo dục trong bóng tối - Những ảnh hưởng đối với nhà hoạch định chính sách

 NHỮNG ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI NHÀ HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH (tiếp)

Học từ phần bóng

Thay vì chỉ phản ứng phòng thủ trước sự mở rộng của phần giáo dục trong bóng tối, các nhà hoạch định chính sách nên đặt câu hỏi lý do tại sao nó tồn tại ở nơi sinh ra đầu tiên và có thể học hỏi điều gì có ích từ nó. Như đã nêu trong chương đầu tiên của nghiên cứu này, cũng giống như độ dài của bóng mặt trời có thể cho biết các quan sát về thời gian trong ngày, vì vậy cái bóng của hệ thống giáo dục có thể giúp ta quan sát các tính năng của hệ thống giáo dục chính qui. Một số hình thức giáo dục trong bóng tối chỉ ra những thiếu sót trong hệ thống trường học chính thống mà các nhà hoạch định chính sách có thể khắc phục. Các loại khác của giáo dục trong bóng tối được hình thành bởi các lực lượng kinh tế - xã hội lớn hơn mà có thể là ngoài sự kiểm soát của các nhà hoạch định chính sách, nhưng mà ít nhất họ phải hiểu được chúng.

Những câu hỏi mà các nhà hoạch định chính sách có thể tự đặt ra bao gồm:

• Hệ thống giáo dục trong bóng tối cung cấp cho phụ huynh và học sinh những thứ mà nhà trường chính thống không cung cấp, và làm thế nào để các nhà trường chính thống có thể mở rộng và cải thiện các dịch vụ?

• Các trung tâm dạy thêm làm thế nào để thu hút khách hàng, và nhà trường cũng có thể định hướng cho học sinh?

• Các trung tâm dạy thêm làm thế nào để thu hút nhân viên, trong một số trường hợp thậm chí thu hút cả giáo viên từ các trường chính qui, và những tác động tới hệ thống giáo dục chính qui?

• Khi giáo viên và chính phủ cho rằng các lớp học với 40 học sinh hoặc nhiều hơn nữa thì không thể có hiệu quả trong việc dạy và học, thì làm thế nào giảm số gia đình và học sinh sẵn sàng trả tiền để được tham gia vào những lớp học thêm với số lượng học sinh rất lớn của các thày có tiếng tăm tại các thành phố như Bangkok, Colombo, và Hồng Kông, Trung Quốc?

• Khi cơ quan giáo dục nhấn mạnh rằng các giáo viên phải được đào tạo trước khi đứng lớp, thì làm thế nào mà nhiều gia đình và học sinh sẵn sàng trả tiền cho các dịch vụ của các gia sư chưa qua đào tạo, một số người còn là sinh viên đại học, thậm chí học sinh trung học?

• Tại sao một số ít các trung tâm dạy thêm lại có thể mạnh dạn trong việc cắt bớt những rườm rà của công nghệ và chương trình giảng dạy làm cho việc học và dạy có hiệu quả hơn cả những trường học, thậm chí cả hệ thống giáo dục với nguồn lực tốt?

• Ý nghĩa của chính sách giáo dục miễn phí là gì? Khi mà thực tế là nhiều bậc cha mẹ trên toàn khu vực rõ ràng có khả năng và sẵn sàng trả phí cho phần giáo dục trong bóng tối.

• Có thể mở rộng đến mức nào nếu nhà trường chính qui cung cấp hình thức học giống như giáo dục trong bóng tối với thời gian học linh hoạt và nội dung giảng dạy và học tập tương tự?

• Gia sư nhấn mạnh cái gì trong quảng cáo của họ, cái gì phản ánh tâm tư của cha mẹ học sinh và lý do phải thuê gia sư?

• Các nhà hoạch định chính sách đã tích cực quản lý tốt ý thức của các trường chính qui chưa?

Câu hỏi như vậy có thể là những gợi ý hữu ích để cải thiện nhà trường chính qui và do đó hệ thống giáo dục công phục vụ công chúng hiệu quả hơn và thực tiễn hơn.

Nghiên cứu này cũng cho thấy giá trị của phân tích so sánh. Các nhà hoạch định chính sách không nên chỉ so sánh bản chất của giáo dục trong bóng tối và giáo dục chính thống trong khung pháp lý của quốc gia mà nên nhìn rộng xem xét các yếu tố cơ bản tương đồng và khác biệt giữa các quốc gia. Đôi khi rất hữu ích khi xem xét nghiên cứu những cặp quốc gia có những tương đồng nhau như Nhật Bản và Hàn Quốc, Bangladesh và Ấn Độ, Malaysia và Singapore, Kazakhstan và Cộng hoà Kyrgyz. Ngoài ra, các nhà hoạch định chính sách có thể nhìn rộng sang các khu vực khác để xem xét nghiên cứu bức tranh tổng thể về các mô hình; và thực sự họ có thể phát hiện những điểm giống nhau và khác biệt với các khu vực khác trên thế giới. Trong khuôn khổ nghiên cứu này không cho phép tác giả so sánh chi tiết các vùng trên thế giới, nhưng chỉ lưu ý rằng châu Âu, giống như châu Á, bao gồm cả các nước xã hội chủ nghĩa trước đây và các nước tư bản lâu đời. Châu Âu cũng có một số quốc gia mà giáo dục trong bóng tối phát triển mạnh, bên cạnh đó thì các quốc gia khác lại ngược lại (Bray 2011). Châu Phi cũng có các điều kiện tương tự như nhiều quốc gia của châu Á, cũng đa dạng về hoàn cảnh kinh tế và một số di sản của thời là thuộc địa và song song với đó là các hình thức dạy thêm học thêm (Bray và Suso năm 2008). Và Bắc Mỹ với các ví dụ điển hình của các công ty nhượng quyền thương mại, sử dụng sáng tạo công nghệ, và các hình thức đa dạng với các quan hệ đối tác công- tư (Davies và Aurini 2004, Burch 2009).
 


Chủ biên: PGS. TS. Nguyễn Thị Hoàng Yến

Hiệu đính: TS. Vương Thanh Hương; TS. Lê Đông Phương
Người dịch: TS. Trịnh Thị Hồng Hà; TS. Vương Thanh Hương; ThS. Phạm Kim Phượng; ThS. Vũ Thị Hồng Khanh

Chi tiết xin liên hệ: Phòng Thư viện, số điện thoại: 04-39423754 hoặc theo địa chỉ thư điện tử: tttv@vnies.edu.vn