Thông tin giáo dục quốc tế số 7 (lưu hành nội bộ) (phần 13)

10/08/2017 16:55 GMT+7
Chủ đề: Shadow education - Giáo dục trong bóng tối - Bản đồ toàn cảnh

  CUNG VÀ CẦU (tiếp) 

Bất bình đẳng và sự gắn kết xã hội

Một chủ đề thường xuyên của nghiên cứu này là giáo dục trong bóng tối duy trì và làm trầm trọng thêm bất bình đẳng xã hội. Tự bản thân nó là bằng chứng rằng nhiều gia đình giàu có hơn có khả năng mua các chương trình dạy thêm với số lượng lớn hơn và chất lượng tốt hơn các gia đình nghèo. Sự đa dạng hóa trong ngành công nghiệp đã tạo nên các hình thức dạy thêm với chi phí thấp hơn, ví dụ, thông qua các lớp học qui mô lớn được cung cấp bởi các công ty và được phân phối bởi các gia sư ngôi sao. Tuy nhiên, một số gia đình không có khả năng chi trả ngay cả khi nó ít tốn kém hơn các hình thức dạy thêm khác hoặc không thể tiếp cận chúng bởi chúng ở những địa điểm quá xa.

Những mô hình này có thể được xem xét trong bối cảnh các chính sách chính thức về nền giáo dục miễn phí được tán thành trong một vài công ước quốc tế và trong hiến pháp một số nước như Azerbaijan, Campuchia, Georgia, Nhật Bản, và Pakistan. Phần lớn Chính phủ các nước Châu Á đều đã kí kết Công ước năm 1989 về Quyền trẻ em, trong đó chỉ ra (Cao ủy Liên hợp quốc về Nhân quyền 1989: Điều 28) rằng các quốc gia đã kí kết phải:

• làm cho giáo dục bậc tiểu học là bắt buộc và miễn phí với tất cả; và
• khuyến khích sự phát triển của các hình thức khác nhau của giáo dục trung học,
… làm cho chúng có sẵn và có thể tiếp cận được đối với mỗi đứa trẻ, và có các biện pháp thích hợp như sự giới thiệu một nền giáo dục miễn phí và cung cấp các hỗ trợ tài chính trong trường hợp cần thiết.

Tương tự như vậy, trong Tuyên bố của Diễn đàn Giáo dục thế giới (WEF 2000:43), được xác nhận bởi 164 Chính phủ mà trong đó phần lớn là các nước Châu Á, có mục tiêu “đảm bảo đến 2015 tất cả trẻ em … đều có thể đến trường và hoàn thành giáo dục tiểu học miễn phí và bắt buộc với chất lượng tốt”.

Giáo dục trong bóng tối không bao gồm những lời tuyên bố này bởi nó tồn tại trong lĩnh vực tư nhân hơn là lĩnh vực công. Tuy nhiên, các gia đình trong bối cảnh đa dạng như Armenia, Ấn Độ, Nhật Bản, Sri Lanka, và Việt Nam (UNDP 2007:50; Dang 2008:82; Sen 2009:13; OECD 2011a:111; Pallegedara 2011:16) ngày càng cho rằng học thêm bổ sung là điều cần thiết. Một nghiên cứu bởi Chugh (2011) về số học sinh bỏ học trong các khu ổ chuột ở Delhi, Ấn Độ, cho thấy 25.9% số trẻ được hỏi bày tỏ không có khả năng chịu chi phí của việc học thêm (trang 23):

Theo quan điểm của các bậc phụ huynh cũng như học sinh, việc đến trường mà không đồng thời học thêm không mang lại bất kỳ kết quả tích cực nào… Khi các học sinh cảm thấy gia đình chúng không đủ khả năng cho việc học thêm, chúng chỉ đơn giản là bỏ học ở trường.

Nhận xét này áp dụng cho những học sinh ở cấp trung học, nhưng ở một vài địa điểm khác lại được áp dụng cho học sinh ở cấp tiểu học. Trong thực tế, việc học thêm trở thành một yếu tố loại trừ học sinh khỏi con đường hướng tới nền giáo dục công miễn phí.

Đổi lại, những quan sát này có thể liên quan đến các vấn đề của sự gắn kết xã hội. Các nhận xét ở trên về các mối tương quan giữa dạy thêm – học thêm và thành tích học tập làm dấy lên nghi ngờ về hiệu quả của một số hình thức dạy kèm; nhưng bằng chứng nghiên cứu là hỗn hợp, và trong bất kỳ trường hợp nào, ngay cả khi bằng chứng đó là tương đối rõ ràng cũng không được hiểu một cách rộng rãi. Từ quan điểm của sự gắn kết xã hội, vì vậy, nhận thức về sự bất bình đẳng trong việc tiếp cận là quan trọng hơn thực tế của sự bất bình đẳng được đo bằng mức độ mà các dịch vụ được mua thực sự dẫn tới kết quả học tập được cải thiện.

Ở một vài xã hội, nhận thức về sự bất bình đẳng dẫn tới sự bất ổn lớn, trong đó có hậu quả kinh tế cũng như chính trị. Những thập kỷ của cuộc nội chiến ở Sri Lanka có thể đến ngay lập tức trong đầu, cũng như các sự cố khác ở Trung Quốc, Ấn Độ, Tajikistan, và nhiều địa điểm khác.

Bắt đầu với Sri Lanka, Pallegedara (2011) xem xét số liệu chi tiêu hộ gia đình đã chỉ ra các học sinh Sinhalese, chiếm 70% tổng dân số, có nhiều khả năng đầu tư vào việc học thêm hơn là những học sinh Tamil, những người chỉ chiếm 20% tổng dân số. Bắt đầu với các dữ liệu năm 1995/96, Pallegedara báo cáo chỉ ra 16.7% các hộ gia đình Tamil dành tiền cho việc học thêm khi so sánh với 24.3% các hộ gia đình Sinhalese. Năm 2006/07 tỷ lệ trong cả hai nhóm này đều tăng đáng kể và khoảng cách cũng giảm, nhưng sự khác nhau vẫn được duy trì (Bảng 12). Số liệu so sánh được Gunasekara (2009:86) báo cáo. Liên quan đến một mẫu hỏi của các học sinh lớp 13, Gunasekara chỉ ra rằng 100% số học sinh ở các trường trung bình ở Sinhala có học thêm, trong khi đó chỉ 67% số học sinh ở các trường trung bình ở Talmi làm như vậy.

Bảng 12: Tỷ lệ các gia đình chi tiêu tích cực cho việc học thêm, Sri Lanka (%)

Năm học

Dân tộc

Địa điểm

Sinhala

Tamil

Khác

Nông thôn

Đô thị

Đồn điền

1995/96

24.3

16.7

25.0

19.2

40.5

14.8

2006/07

64.8

59.4

63.5

64.4

62.9

58.2

Nguồn: Pallegedara (2011:24)
Một bức tranh có liên quan được trình bày về Việt Nam bởi Dang (2008). Việt Nam có nhiều dân tộc thiểu số trái ngược với mô hình ở Sri Lanka, và không có mô hình nào gây nghi ngờ khác nhau đáng kể giữa các dân tộc. Tuy nhiên, Bảng 13 cũng chỉ ra sự chênh lệch lớn giữa đa số người Kinh và các nhóm dân tộc thiểu số khác. Tuy nhiên, việc giảm sự chênh lệch về cấp phổ thông trung học chỉ đơn giản là nhiều học sinh thiểu số đã bỏ học trước giai đoạn hơn là việc nhận những chất lượng tốt hơn của hệ thống giáo dục.

Trái ngược với Sri Lanka và Việt Nam, nơi mà các dân tộc đa số có tỉ lệ học thêm nhiều hơn so với các dân tộc thiểu số, ở Malaysia tỷ lệ các dân tộc thiểu số học thêm nhiều hơn. Điều này được thấy qua dữ liệu chi tiêu trong Bảng 5. Bổ sung cho những dữ liệu thống kê, Jelani và Tan (2012) nhận thấy những học sinh gốc Trung Quốc ở Penang chiếm 38% dân số nhưng 46% số học sinh tham gia học thêm, và số học sinh ở Ma-lay chiếm 51% dân số nhưng chỉ 44% tham gia học thêm. Tương tự, Tan (2011:105) nhận thấy trong mẫu của mình ở các trường học tại Kuala Lumpur và Selago, 65.8% số học sinh gốc Trung Quốc ở các lớp 1 – 3 học thêm khi so sánh với 45.6% số học sinh Ấn Độ và 28.4% số học sinh Malay.

Bảng 13: Tỷ lệ học sinh học thêm, Việt Nam, 1997/98 (%)

Cấp

Dân tộc

Địa điểm

Đa số

Thiểu số

Nông thôn

Đô thị

Toàn quốc

Tiểu học

37.0

7.1

27.4

54.7

31.1

Trung học cơ sở

60.7

19.0

50.6

76.1

55.9

Trung học phổ thông

78.0

55.9

73.7

82.3

76.7

Nguồn: Dang (2008:91)

Ngoài các dữ liệu về dân tộc, Bảng 12 và 13 còn thể hiện dữ liệu về địa điểm các học sinh học thêm. Ở Sri Lanka, những địa điểm này là nông thôn, đô thị và các đồn điền. Khu vực đồn điền, đề cập chủ yếu đến các vùng trồng chè, cao su và dừa, chiếm 5% dân số và đặc trưng chủ yếu là thu nhập thấp. Ở Việt Nam, bảng đơn giản thể hiện địa điểm ở nông thông và đô thị. Mặc dù ở cả hai nước sự khác biệt chính chỉ tồn tại trong các khu vực nông thôn và đô thị, nhưng điểm chính, được lặp lại ở hầu hết các quốc gia khác, đó là các gia đình ở nông thôn có khả năng cho con em học thêm ít hơn, bởi thu nhập của họ thấp hơn và bởi họ không có cách tiếp cận các hình thức dạy thêm được cung cấp ở những khu vực đô thị.

Xem xét những thách thức cho sự gắn kết xã hội phát sinh từ việc dạy thêm – học thêm, Heyneman (2011) đã thêm quy mô của tham nhũng trong sự liên kết với khu vực kinh tế ở nhiều nước. Nó có thể là ở cấp độ địa phương, khi mà các giáo viên tự bản thân họ cung cấp các tiết học thêm và gây áp lực quá mức lên học sinh để học những tiết học đó (Bray 2003, Dong et al. 2006, Dawson 2009), hoặc nó có thể ở cấp độ hệ thống, khi mà các công ty lớn tuyên bố có những kiến thức bên trong các hệ thống kiểm tra, đưa ra những phát biểu có vấn đề trong quảng cáo, và/hoặc gây áp lực lên Chính phủ để bãi bỏ các quy định (Dhall 2011a). Những vấn đề này nâng cao sự bất mãn giữa các nhóm cảm thấy khó khăn khi áp dụng.
 

Chủ biên: PGS. TS. Nguyễn Thị Hoàng Yến
Hiệu đính: TS. Vương Thanh Hương; TS. Lê Đông Phương
Người dịch: TS. Trịnh Thị Hồng Hà; TS. Vương Thanh Hương; ThS. Phạm Kim Phượng; ThS. Vũ Thị Hồng Khanh

Chi tiết xin liên hệ: Phòng Thư viện, số điện thoại: 04-39423754 hoặc theo địa chỉ thư điện tử: tttv@vnies.edu.vn