Một số yếu tố ảnh hưởng đến dạy học trực tuyến của giáo viên trung học phổ thông tại Hà Nội: Thực trạng và giải pháp

21/03/2022 17:52 GMT+7
Bài viết của tác giả Nguyễn Thị Thanh Thủy, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam nêu lên thực trạng một số yếu tố ảnh hưởng đến dạy học trực tuyến của giáo viên trung học phổ thông tại Hà Nội. Bên cạnh đó, bài viết cũng phân tích được một số yếu tố ảnh hưởng tốt và một số yếu tố ảnh hưởng không tốt đến việc dạy học trực tuyến của giáo viên trung học phổ thông, từ đó đề xuất 05 giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến trong các trường trung học phổ thông trong thời gian tiếp theo.

Việc triển khai dạy học trực tuyến ở các trường phổ thông tại Hà Nội vẫn còn tổn tại và phát sinh nhiều bất cập. Vì thế, việc tìm hiểu thực trạng một số yếu tố ảnh hưởng đến dạy học trực tuyến của giáo viên trung học phổ thông tại Hà Nội nhằm đưa ra được một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến trong trường trung học phổ thông thời gian tiếp theo là việc làm cần thiết.
  
Thông qua nghiên cứu thực trạng, bài viết nêu lên ba yếu tố chính ảnh hưởng đến dạy học trực tuyến của giáo viên trung học phổ thông hiện nay đó là: 1/ Yếu tố cá nhân; 2/ Yếu tố học sinh; 3/ Yếu tố điều kiện truy cập.
 
Từ thực trạng trên, tác giả đã đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến trong các trường trung học phổ thông: tăng cường nhận thức của toàn xã hội về vai trò của việc dạy học trực tuyến; nâng cao chất lượng đường truyền internet phục vụ dạy học trực tuyến...
 
Các yếu tố ảnh hưởng tốt đến dạy học trực tuyến có thể kể đến như: Sự hứng thú của giáo viên trong dạy học trực tuyến; Kĩ năng sử dụng máy tính của giáo viên trong dạy học trực tuyến; Kĩ năng thuyết trình trực tuyến của giáo viên; … Các yếu tố ảnh hưởng không tốt đến dạy học trực tuyến như: Trình độ ngoại ngữ của các thầy/cô; Sức khỏe của các thầy/cô khi dạy học trực tuyến…
  
Thông qua việc đánh giá thực trạng, bài viết đề xuất năm giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến trong thời gian tiếp theo: 1/ Tăng cường nhận thức của toàn xã hội về vai trò của việc dạy học trực tuyến; 2/ Nâng cao chất lượng đường truyền internet phục vụ dạy học trực tuyến; 3/ Nâng cao trình độ ngoại ngữ của giáo viên; 4/ Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình trong việc giám sát học sinh học tập trực tuyến; 5/ Có cơ chế chính sách động viên, khuyến khích tạo động lực cho giáo viên trong dạy học trực tuyến.
 
Tham khảo tài liệu toàn văn: http://vjes.vnies.edu.vn/vi/mot-so-yeu-anh-huong-den-day-hoc-truc-tuyen-cua-giao-vien-trung-hoc-pho-thong-tai-ha-noi-thuc-trang