Khả năng tiếp cận việc làm của sinh viên công nghệ thông tin trong bối cảnh Cách mạng 4.0

08/05/2022 18:47 GMT+7
Cách mạng công nghệ lần thứ tư đã và đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế và phát triển nhân lực. Một loạt các công nghệ mới xuất hiện dựa trên nền tảng kết nối và công nghệ số và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực đòi hỏi sự chuyển đổi nhanh hơn bao giờ hết của các doanh nghiệp công nghệ thông tin. Nghiên cứu của tác giả Ngô Thị Thanh Tùng và Trần Thị Thái Hà xem xét nhu cầu về nhân lực của các doanh nghiệp công nghệ thông tin và phân tích khả năng nắm bắt các cơ hội việc làm trong các doanh nghiệp này của sinh viên tốt nghiệp đại học.

Tổng cộng 986 doanh nghiệp đã được khảo sát bằng bảng hỏi và 20 cuộc thảo luận nhóm tập trung đã được thực hiện. Kết quả nghiên cứu cho thấy, doanh nghiệp công nghệ thông tin rất thiếu nhân lực trong độ tuổi 25-35, thiếu nhân lực lãnh đạo và trực tiếp sản xuất, thiếu nhân lực có kĩ năng phân tích và giải quyết vấn đề và thiếu nhân lực trình độ trên đại học để thực hiện các nghiên cứu triển khai. Những thông tin này có thể giúp ích cho sinh viên và người lao động nắm bắt được các cơ hội việc làm và đáp ứng tốt hơn yêu cầu của công việc. Kết quả nghiên cứu cũng bổ sung thêm dữ liệu về khả năng đáp ứng với công việc của nhân lực trình độ đại học, giúp các nhà nghiên cứu và đào tạo nhân lực xác định trọng tâm của các hoạt động sắp tới.
 

Nhu cầu nhân lực trong ba năm tới
   
Với tốc độ phát triển như hiện nay, dự kiến trong 3 năm tới, doanh nghiệp sẽ tăng khoảng 25% nhân lực công nghệ thông tin so với hiện nay. Về chất lượng, phần lớn doanh nghiệp đều đánh giá nhân lực đáp ứng và đáp ứng tốt yêu cầu về kiến thức và kĩ năng mà vị trí việc làm đòi hỏi. Ở các vị trí khác nhau, mức độ đáp ứng cũng khác nhau. Các vị trí đòi hỏi chuyên môn kĩ thuật cao như lập trình viên, quản trị mạng, nhân viên thiết kế và thử nghiệm thì mức độ đáp ứng chỉ một phần yêu cầu công việc khá cao. Ngoại ngữ nói chung, tiếng Anh và tiếng Anh chuyên ngành nói riêng đứng đầu trong các kĩ năng nghề nghiệp bị đánh giá “đáp ứng một phần” nhiều nhất. Nói cách khác, rất nhiều doanh nghiệp đánh giá nhân lực có trình độ ngoại ngữ kém. Những vị trí công việc còn chưa đủ, những kiến thức chuyên môn còn thiếu hụt, những kĩ năng nghề nghiệp còn chưa đáp ứng,… cho thấy nhân lực công nghệ thông tin còn rất nhiều cơ hội việc làm để bổ sung và thay thế nhân lực trong các doanh nghiệp công nghệ thông tin. Với tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp công nghệ thông tin nhanh như hiện nay, ngoài cơ hội việc làm trong doanh nghiệp hiện có, nhân lực công nghệ thông tin còn nhiều cơ hội việc làm trong các doanh nghiệp mới. Nắm bắt được cơ hội hay không là phụ thuộc vào việc họ đã bù đắp, rút ngắn được khoảng cách giữa cái mà họ được đào tạo với nhu cầu của d