Nâng cao chất lượng dạy và học từ kết quả kiểm định chương trình đào tạo tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Bài viết của nhóm tác giả Phạm Thị Hoài Thu, Nguyễn Thị Bích Ngọc và Lê Huy Tùng trình bày tổng quan về hoạt động kiểm định chất lượng cấp chương trình đào tạo theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Trên cơ sở đó, nhóm tác giả phân tích kết quả kiểm định từ các tiêu chuẩn liên quan đến dạy và học của 20 chương trình đào tạo đã được kiểm định bao gồm: 1/ Thực hiện hoạt động kiểm định chất lượng chương trình đào tạo tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội; 2/ Các tiêu chuẩn liên quan đến hoạt động dạy học trong bộ tiêu chuẩn AUN-QA; 3/ Các hoạt động cải tiến chất lượng giảng dạy sau kiểm định chất lượng các chương trình đào tạo. Từ đó đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao chất lượng dạy và học tại Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Theo số liệu thống kê từ các báo cáo tổng kết đánh giá chất lượng của Phòng Quản lí Chất lượng - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội từ tháng 3 năm 2013 đến tháng 12 năm 2021 cho thấy, đã có 20 chương trình đào tạo đã được kiểm định chất lượng theo bộ chuẩn AUN-QA.
Tiêu chí 4 và 5 của AUN-QA
AUN-QA là bộ tiêu chuẩn tạo ra sự liên thông và công nhận chất lượng đào tạo giữa các trường đại học trong và ngoài AUN. Đây là bộ tiêu chuẩn với các quy tắc khắt khe. Mỗi quy tắc đều có các tiêu chí rõ ràng, cụ thể và tập trung đánh giá những điều kiện đảm bảo chất lượng của toàn chương trình đào tạo. Số lượng các tiêu chí có liên quan đến hoạt động dạy học (8/50 tiêu chí) trong Bộ tiêu chuẩn trên cho thấy tầm quan trọng của hoạt động này trong bức tranh chung về hoạt động của một chương trình đào tạo.
Từ kết quả đánh giá các chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn AUN-QA, việc thực hiện cải tiến chất lượng giảng dạy sau đánh ngoài là hoạt động rất cần thiết và quan trọng, thể hiện đúng mục đích của kiểm định chất lượng nhằm duy trì và nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường. Sau mỗi đợt đánh giá chất lượng, tổ chức AUN-QA đều gửi các khuyến nghị của đoàn đánh giá của từng chương trình đào tạo cho cơ sở giáo dục đại học. Tuy nhiên, việc sử dụng kết quả này một cách hiệu quả trong cải tiến chất lượng giảng dạy lại phụ thuộc và quan điểm, cách nhìn của cơ sở giáo dục đại học. Trên cở phân tích kết quả kiểm định chất lượng chương trình đào tạo tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, bài báo đã đưa ra một số khuyến nghị nhằm thực hiện hiệu quả hoạt động cải tiến chất lượng giảng dạy. Kết quả của bài báo có thể áp dụng ở các cơ sở giáo dục đại học khác có áp dụng kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn AUN-QA.