Đánh giá tác động của chuyển đổi số đến khả năng phát triển mô hình đại học thông minh tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

17/07/2022 20:13 GMT+7
Bài báo của nhóm tác giả Bùi Ngọc Sơn, Nguyễn Thị Hương Giang, Nguyễn Khang, Viện Sư phạm Kĩ thuật - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội giới thiệu công cụ đánh giá mức độ phát triển theo mô hình đại học thông minh của một cơ sở giáo dục đại học, đồng thời minh chứng mức độ phát triển này dựa trên kết quả của quá trình chuyển đổi số trong quản trị và đào tạo tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội trong thời gian qua.

Khái niệm chuyển đổi số ra đời trong sự phát triển bùng nổ của Internet và công nghệ số, mô tả việc ứng dụng công nghệ số vào tất cả các khía cạnh của một tổ chức, một cộng đồng, một doanh nghiệp. Trong xu thế đó, các ý tưởng về giáo dục thông minh, đại học thông minh, lớp học thông minh, môi trường học tập thông minh đã trở thành chủ đề được các nhà giáo dục cũng như các trường đại học trên thế giới quan tâm nhằm phát triển mô hình giáo dục đại học trong kỉ nguyên mới.
  
Sau khi giới thiệu công cụ đánh giá đại học thông minh dựa trên nền tảng công nghệ số, nhóm tác giả đánh giá quá trình chuyển đổi số tại Trường Đại học Bách khoa, Hà Nội từ đó đưa ra các tiêu chí và kết quả khảo sát.
   
 
Mô hình đánh giá mức độ phát triển thông minh của trường đại học
  
Qua các kết quả khảo sát, đánh giá nêu trên, có thể thấy, trong tiến trình chuyển đổi số hiện tại, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đạt được mức khởi điểm theo mô hình đánh giá mức độ thông minh của trường đại học nêu trong Hình 1.
  
Chuyển đổi số trong giáo dục đại học không chỉ là nhiệm vụ của nhà trường hay Nhà nước mà là trách nhiệm của nhiều bên liên quan trong thời đại số. Chuyển đổi số trong giáo dục đại học không chỉ là đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ số mà còn đòi hỏi sự chuyển đổi mạnh mẽ trong tư duy, trong cách thức quản lí, cách dạy, cách học để thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ đào tạo. Với sự hỗ trợ của các công nghệ tiên tiến sẽ có đột phá trong lĩnh vực dạy học trong thời đại số, những khái niệm về đại học thông minh, Đại học số sẽ dần được hiện thực hoá qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau. Các trường đại học cần dựa trên tình hình thực tế để quyết tâm chuẩn bị các chiến lược phát triển thật sự phù hợp, đặc biệt là yếu tố con người, để đảm bảo tính bền vững trong công cuộc chuyển đổi số này