Nghiệm thu đề tài “Những đặc điểm và hướng nghiên cứu cơ bản của kinh tế học giáo dục”

10/08/2017 16:55 GMT+7
Ngày 06/12/2013, Viện KHGDVN đã tổ chức nghiệm thu đề tài KH&CN cấp Bộ “Những đặc điểm và hướng nghiên cứu cơ bản của kinh tế học giáo dục”, mã số: B2010 - 37 - 84, do ThS. Đặng Thị Minh Hiền làm chủ nhiệm.

Mục tiêu của đề tài: Xác định các đặc điểm và các hướng nghiên cứu cơ bản của kinh tế học giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1/ Về lý luận

     Ðề tài đã làm rõ được một số vấn đề lý luận chủ yếu: Khái niệm, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và nội dung nghiên cứu của Kinh tế học giáo dục;  Lịch sử hình thành và phát triển của Kinh tế học giáo dục; Một số đặc điểm nổi bật của kinh tế học giáo dục trong nền kinh tế thị trường;  Những hướng nghiên cứu chủ đạo của Kinh tế học giáo dục trong giai đoạn hiện nay; Tổng quan các lý thuyết về mối quan hệ giữa giáo dục với phát triển kinh tế xã hội; Khái niệm chi phí, chia sẻ chi phí, các bên tham gia trong chia sẻ chi phí và các cơ sở kinh tế học của việc chia sẻ chi phí trong giáo dục;  Tổng quan các phương thức chia sẻ chi phí trong giáo dục
2/ Về thực tiễn

    Phân tích thực trạng ở một số quốc gia trên thế giới về: Tác động của giáo dục tới tăng trưởng kinh tế; Mối quan hệ giữa giáo dục với phát triển kinh tế; Chia sẻ chi phí trong giáo dục đại học và giáo dục phổ thông. Từ đó rút ra những kết luận và bài học về việc vận dụng những lý thuyết trên trong thực tiễn phát triển giáo dục của các quốc gia trên thế giới.
3/ Khuyến nghị

     Việt Nam đang trong quá trình hội nhập ngày càng sâu và rộng vào nền kinh tế thế giới, do đó ngành giáo dục (GD) cũng đang phải đương đầu với những vấn đề chung của toàn cầu. Căn cứ vào những hướng nghiên cứu chính của Kinh t
ế học giáo dục (KTHGD) trong giai đoạn hiện nay và thực tiễn GD của Việt Nam, đề tài khuyến nghị về những hướng nghiên cứu KTHGD cần được tập trung làm rõ trong giai đoạn tới như sau:

     - Xác định rõ quan điểm đối với GD ở từng cấp học; nghiên cứu về lĩnh vực tài chính công cho GD; đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho GD;  t
hị trường lao động giáo viên; vận dụng các qui luật KTTT trong GD; xuất nhập khẩu sản phẩm, dịch vụ GD; nâng cao chất lượng GD; thực hiện công bằng xã hội trong GD; mối quan hệ giữa GD với các vấn đề XH
     - Các vấn đề cần quan tâm nghiên cứu trong thời gian tới bao gồm: GD với vấn đề sức khỏe, tội phạm, bất bình đẳng, chất lượng GD với thu nhập, GD và lao động trẻ em và sự phát triển; GD với trách nhiệm công dân, GD và sự gắn kết XH,…

Phạm Tuyết Nhung

Tin khác