Mục tiêu: Xây dựng một số chủ đề học tập môn Vẽ tranh ( môn Mỹ thuật lớp 4, 5) theo định hướng tiếp cận năng lực người học, đáp ứng đổi mới chương trình GDPT sau 2015.
Kết quả nghiên cứu
* Cơ sở khoa học
- Khái niệm về chủ đề học tập, phân loại chủ đề học tập; Năng lực, phân loại năng lực; Mối quan hệ giữa chủ đề học tập với việc hình thành và phát triển năng lực.
- Một số đặc điểm tâm sinh lý tuổi tiểu học (lớp 4, 5); Các yêu cầu xây dựng chủ đề học tập dựa vào quá trình nhận thức của học sinh.
- Kinh nghiệm quốc tế (Hàn Quốc, Đan Mạch, Nhật Bản, Pháp,..) và Việt Nam về xây dựng chủ đề học tập.
* Về thực tiễn
- Tìm hiểu chương trình và SGK môn Mỹ thuật, đã xây dựng và thử nghiệm 2 chủ đề ở 2 trường tiểu học thuộc hai vùng miền khác nhau và rút ra một số đề xuất: (1) bố cục lại các mạch kiến thức kỹ năng để xây dựng mạch nội dung chủ đề liên hoàn, logic không ngắt quãng; (2) Lựa chọn những nội dung có thể phối hợp được kiến thức vào cùng chủ đề tránh khiên cưỡng, cứng nhắc; (3) Đặt tên cho chủ đề: có thể bao hàm nhiều nội dung, lĩnh vực hoạt động, hấp dẫn học sinh; (4) Nên chú trọng đào tạo GV về đổi mới PPDH, cách thức tổ chức và KTĐG KQHT của HS cho phù hợp với cách dạy mới. Cần biên soạn tài liệu hướng dẫn GV về PPDH và triển khai thực hiện chủ đề phù hợp với điều kiện địa phương; (5) Nên có văn bản hướng dẫn, giao quyền chủ động cho nhà trường, khuyến khích GV trường tự thực hiện DH theo chủ đề theo cách riêng, đảm bảo mục tiêu GD.
- Xây dựng và thử nghiệm một số chủ đề học tập môn Mỹ thuật lớp 4, lớp 5: Tiêu chí xây dựng chủ đề học tập; Phân tích mục tiêu, nội dung chương trình phương pháp dạy học môn Mỹ thuật lớp 4, 5; Đề xuất hệ thống chủ đề môn Mỹ thuật lớp 4, 5: chủ đề 1: Hoa lá tự nhiên (lớp 4), chủ đề 2: Trường em (lớp 5).
Kiến nghị
Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo: (1)Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ chuyên gia tìm hiểu sâu về chủ đề học tập đảm bảo đáp ứng những đòi hỏi của ngành về DH theo chủ đề; (2) Xây dựng ngân hàng chủ đề học tập; (3) Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ GV..
Đối với trường sư phạm: (1) Cần thay đổi chương trình đào tạo GV từ mục tiêu đến nội dung, phương pháp đề chuẩn bị năng lực cho đội ngũ GV khi thực hiện DH theo chủ đề; (2) Tăng cường học phần về PPDH Mỹ thuận và năng lực cảm thụ thẩm mỹ cho SV.
Đối với trường Tiểu học: (1) Giao quyền chủ động cho GV; (2) Thường xuyên tổ chức tập huấn về đổi mới PPDH cho GV; (3) Tiếp tục triển khai nghiên cứu thử nghiệm một số chủ đề học tập theo các phương án khác nhau để có thể triển khai thích hợp theo vùng miền; (4) Đổi mới cách thức tổ chức quản lý trong nhà trường, cách kiểm tra đánh giá năng lực theo hướng dạy học theo chủ đề, tăng cường CSVC, thiết bị đáp ứng yêu cầu.