Kết quả nghiên cứu
- Đề tài đã làm rõ một số khái niệm, thuật ngữ liên quan như: người lớn, giáo dục người lớn, giáo dục thường xuyên, chương trình giáo dục, ..
- Nêu thực trạng GDTX: đối tượng học viên GDTX, chương trình GDTX, điều kiện CSVC, đội ngũ GV GDTX;
- Nghiên cứu, đánh giá, tổng kết kinh nghiệm biên soạn chương trình, SGK bổ túc văn hóa từ trước tới nay;
- Nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng chương trình, SGK, tài liệu học tập, cách thức tổ chức thực hiện chương trình giáo dục tương đương của một số nước trong khu vực và trên thế giới để vận dụng vào Việt Nam và định hướng xây dựng chương trình GDPT sau 2015.
- Đề tài đưa ra một số định hướng vận dụng chương trình GDPT vào GDTX như sau:
+ Về chương trình: (1) Đối với chương trình xóa mù chữ (XMC) và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ (GDTTSKBC) cần: trên cơ sở chương trình GD tiểu học biên soạn chương trình XMC & GDTTSKBC mới; Chương trình XMC lớp 1, 2, 3 và chương trình GDTTSKBC lớp 4, 5 phù hợp với đối tượng học viên là người lớn; (2) Đối với CT THCS phân 2 loại đối tượng: đối tượng học lấy văn bằng chứng chỉ cần đảm bảo yêu cầu về phẩm chất năng lực như yêu cầu cấp THPT học đủ các môn, tuy nhiên cần có hướng dẫn thực hiện riêng phù hợp với đối tượng học viên GDTX; Đối với hệ phổ cập THCS dựa trên CT GDPT cần biên soạn chương trình giáo dục phổ cập cho phù hợp với đối tượng học viên học phổ cập (linh hoạt, mềm dẻo, đa dạng, mang tính hành dụng cao); (3) Đối với CT GDTX cấp THPT: đối tượng có nhu cầu học lấy văn bằng hệ thống giáo dục quốc dân cần đảm bảo phẩm chất năng lực như chương trình GDPT vì vậy học viên cần theo học CT GDPT; đối tượng có nhu cầu học tập nâng cao trình độ lựa chọn các môn học, chuyên đề phù hợp với nhu cầu.
+ Về SGK và tài liệu học tập: cần biên soạn ít nhất 1 bộ SGK phù hợp với HV người lớn và 1 bộ tài liệu hướng dẫn dạy học trong GDTX các cấp; Tài liệu học tập cần đa dạng hóa về nội dung và hình thức đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của HV.
Khuyến nghị
- Nhà nước cần quan tâm đầu tư trang thiết bị, thiết bị thí nghiệm, CSVC cho các cơ sở GDTX.;
- Bộ GD&ĐT cần chuẩn bị, tổ chức nghiên cứu vận dụng chương trình GDPT vào GDTX ngay sau khi chương trình GDPT được ban hành;
- Bộ GD&ĐT xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, GV GDTX có đủ năng lực để triển khai chương trình mới, đổi mới PPDH và kiểm tra đánh giá phù hợp với đối tượng HV GDTX.;
- Bộ GD&ĐT phối hợp với các bộ, ban, ngành, các hội, tổ chức đoàn thể khác huy động nguồn lực để tổ chức thực hiện các chương trình GDTX..
Nguyễn Thị Ngọc Thúy