Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số trong các trường phổ thông dân tộc bán trú cấp tiểu học ”

10/08/2017 16:55 GMT+7
Ngày 16/6/2016, Viện KHGDVN đã tổ chức nghiệm thu đề tài KH&CN cấp Bộ “Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số trong các trường phổ thông dân tộc bán trú cấp tiểu học ”, mã số: B2013-37-30NV, do ThS. Nguyễn Thúy Mai làm chủ nhiệm.

Mục tiêu của đề tài: Đánh giá được thực trạng quản lý dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số trong các trường phổ thông dân tộc bán trú cấp tiểu học ở các tỉnh miền núi phía Bắc.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1/ Về lý luận và thực tiễn
     - Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý dạy học tiếng Việt trong các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp tiểu học ở các tỉnh miền núi phía Bắc.
     - Nghiên cứu và đánh giá thực trạng quản lý dạy học tiếng Việt trong các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp tiểu học ở các tỉnh miền núi phía Bắc. 
     - Đề xuất các giải pháp quản lý dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số trong các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp tiểu học ở các tỉnh miền núi phía Bắc.
2/ Khuyến nghị
     - Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo: Xây dựng văn bản chỉ đạo việc quản lý dạy học các môn học đặc biệt là môn tiếng Việt cho các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp tiểu học; Rà soát, điều chỉnh, bổ xung các chính sách cho cán bộ quản lý và giáo viên học sinh các trường, phối hợp với các Bộ, nghành kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách trong các trường phổ thông dân tộc nội trú; Đầu tư cơ sở vật chất đối với hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú; Chỉ đạo biên soạn SGK môn tiếng Việt cấp tiểu học phù hợp đối tượng học sinh dân tộc thiểu số.
     - Đối với Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo: Tổ chức hội thảo đánh giá kết quả dạy học tiếng Việt tại các trường phổ thông dân tộc nội trú; Chỉ đạo và vân dụng các giải pháp quản lý dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số; Trong tuyển dụng ưu tiên các giáo viên biết tiếng dân tộc thiểu số; Đẩy mạnh công tác quy hoạch và bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ quản lý và giáo viên tại các trường phổ thông dân tộc nội trú.
     - Đối với trường phổ thông dân tộc nội trú: Tổ chức tốt việc vận dụng các giải pháp quản lý dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số; Tổ chức quản lý tốt các công tác quản lý nội trú học sinh bán trú; Tăng cường các hoạt động giáo dục đặc thù cho học sinh bán trú; Tổ chức quản lý việc thực hiện các chính sách đặc thù cho học sinh bán trú để nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Việt trong trường.
 

Tin khác