Hội thảo “Công bố kết quả khảo sát thực trạng cơ chế quản lý nhóm trẻ độc lập tư thục tại Việt Nam”

10/08/2017 16:55 GMT+7
Ngày 29/6/2016, tại Hà Nội, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo “Công bố kết quả khảo sát thực trạng cơ chế quản lý nhóm trẻ độc lập tư thục tại Việt Nam”

Đến tham dự hội thảo: PGS.TS. Trần Huy Hoàng – Phó Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, Bà Joyce Patricia Bheeka – Trưởng Chương trình giáo dục UNICEF Việt Nam, Ông Vũ Bá Minh – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cán bộ Nghiên cứu khoa học Viện KHGD VN, đại diện các cơ sở giáo dục và các cơ quan quản lý giáo dục các cấp.

DSC088822.jpg
PGS.TS. Trần Huy Hoàng – Phó Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục Việt Nam khai mạc hội thảo và phát biểu đề dẫn


Tại Hội thảo, các đại biểu đã nghe PGS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Trinh – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục mầm non – Viện KHGD VN giới thiệu chung về nghiên cứu và tóm tắt kết quả nghiên cứu thực trạng cơ chế quản lý nhóm trẻ độc lập tư thục tại Việt Nam.
 

DSC089033.jpg

PGS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Trinh – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục mầm non – Viện KHGD VN giới thiệu chung về nghiên cứu
 

Mục đích của nghiên cứu: Nhằm đánh giá thực trạng cơ chế quản lý các loại hình nhóm trẻ độc lập tư thục (ĐLTT) tại Việt Nam, làm căn cứ đề xuất các biện pháp khắc phục rào cản trong cơ chế quản lý theo hướng lồng ghép – chi phí thấp phù hợp với loại hình này. Khảo sát thực địa được giới hạn ở ba khu vực: Khu vực đông dân cư (với các địa phương chọn làm đại diện: Hà Nội, Nghệ An), Khu vực công nghiệp (Bình Dương, Vĩnh Phúc), Khu vực dân tộc thiểu số (Lào Cai, Gia Lai), với nhiều đối tượng tham gia khảo sát (CBQL cấp Sở, Phòng, đại diện cơ quan quản lý cấp Huyện, Xã, các tổ chức xã hội, nhà trường, phụ huynh,..)
 

Qua báo cáo cho thấy: Các vùng miền đều có nhu cầu gửi trẻ vào các cơ sở giáo dục mầm non (CSGDMN), đặc biệt là các CSGDMN công lập ở khu đông dân cư và khu công nghiệp. Tuy nhiên mức độ đáp ứng nhu cầu gửi trẻ rất khác nhau. Các nhóm trẻ ĐLTT có vai trò quan trọng trong việc góp phần chia sẻ, giải tỏa sức ép về nhu cầu cao gửi trẻ lứa tuổi nhà trẻ, khi các trường công lập không đáp ứng được (đặc biệt là trẻ lứa tuổi dưới 24 tháng). Phần lớn nhóm trẻ ĐLTT thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, bảo đảm an toàn cho trẻ, tuy nhiên chất lượng giáo dục trẻ chưa được chú trọng, nguyên nhân do hạn chế và khó khăn về CSVC, chất lượng nhân sự, chế độ và chính sách đối với đội ngũ,..Việc quản lý nhóm trẻ ĐLTT đã được các cấp chính quyền quan tâm, hỗ trợ, hướng dẫn khi thành lập nhóm, đặc biệt là phòng GD & ĐT và ủy ban nhân dân phường, tuy nhiên việc quản lý các nhóm thực hiện chưa hiệu quả, đặc biệt là việc phân cấp, phân quyền trong quản lý,…Chi tiết về bức tranh thực trạng cơ chế quản lý nhóm trẻ độc lập tư thục tại các khu vực, vùng miền được thể hiện qua 03 báo cáo do các nghiên cứu viên của Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục mầm non trình bày. Từ bức tranh thực trạng, nhóm nghiên cứu đã trình bày đề xuất các biện pháp giảm rào cản trong cơ chế quản lý nhóm trẻ ĐLTT ở các khu đông dân cư, khu công nghiệp và khu dân tộc thiểu số.
 

DSC088999.jpg

Bà Joyce Patricia Bheeka phát biểu tại hội thảo
 

Các đại biểu đã cùng nhau thảo luận thống nhất nhiều nội dung liên quan đến thực trạng cơ chế quản lý nhóm trẻ độc lập tư thục, các biện pháp giảm rào cản trong cơ chế, các điều kiện để thử nghiệm các biện pháp. 
 

 

Tin khác