Nghiệm thu cơ sở đề tài KH&CN cấp Bộ “Nghiên cứu luận cứ khoa học và thực tiễn về tổ chức, hoạt động của trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật”
Chiều ngày 18/12/2023, tại phòng họp A4, trụ sở 101 Trần Hưng Đạo - Hà Nội, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tổ chức nghiệm thu cơ sở đề tài KH&CN cấp Bộ “Nghiên cứu luận cứ khoa học và thực tiễn về tổ chức, hoạt động của trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật”, mã số B2022-VKG-18, do TS. Nguyễn Văn Hưng là chủ nhiệm.
Hội đồng nghiệm thu đề tài
Nghiên cứu cơ sở lý luận về về tổ chức và hoạt động của trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập cho thấy: 1) Các quốc gia trên thế giới và Việt Nam đều đã ban hành các văn bản chính sách liên quan đến trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập; 2) Hoạt động của trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập đã được quy định ở một số văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam; 3) Các khái niệm liên quan đến về tổ chức và hoạt động của trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập đã có ở nhiều tài liệu giáo dục học sinh có nhu cầu giáo dục đặc biệt.
Từ khảo sát về về tổ chức và hoạt động của trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập của 14 trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trong cả nước cho thấy: 1) Tên gọi của các trung tâm có khác nhau; 2) Cơ cấu tổ chức ở mỗi trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập rất đa dạng; 3) Vị trí việc làm tại các trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập còn có sự chồng chéo; 4) Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên chưa được đào tạo đúng chuyên ngành; 5) Cơ sở vật chất của các trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có thiếu và chưa đảm bảo; 6) Các lĩnh vực hoạt động của các trung tâm rất đa dạng (phát hiện sớm, can thiệp sớm, giáo dục chuyên biệt, hỗ trợ giáo dục hòa nhập, hướng nghiệp, dạy nghề).
Từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn, nhóm nghiên cứu đã đề xuất 06 nhóm nội dung cơ bản trong quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, bao gồm: 1) Vị trí của trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trong hệ thống giáo dục quốc dân; 2) Nhiệm vụ và quyền hạn của trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập; 3) Cơ cấu tổ chức của trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập; 4) Hoạt động của trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập; 5) Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh của trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập; 6) Cơ sở vật chất, tài chính và tài sản của trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập.
Tạp chí Khoa học giáo dục Việt Nam