Nghiệm thu cơ sở đề tài KH&CN cấp Bộ “Nghiên cứu định hướng xây dựng Luật Học tập suốt đời”

17/06/2024 17:00 GMT+7
Chiều ngày 14/06/2024, tại trụ sở 101 Trần Hưng Đạo, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tổ chức nghiệm thu cơ sở đề tài KH&CN cấp Bộ “Nghiên cứu định hướng xây dựng Luật Học tập suốt đời”, mã số B2022-VKG-22 do ThS. Bùi Thanh Xuân làm chủ nhiệm.

Tham dự buổi nghiệm thu có PGS. TS. Mai Văn Trinh – Chủ tịch hội đồng, các thành viên hội đồng, đại diện các phòng chức năng trực thuộc Viện, cùng các thành viên của nhóm nghiên cứu.
 

Hội đồng nghiệm thu đề tài
 
Đại diện nhóm nghiên cứu, ThS. Bùi Thanh Xuân trình bày kết quả nghiên cứu đề tài. Mục tiêu nghiên cứu đề tài là đề xuất định hướng và xây dựng dự thảo khung Luật học tập suốt đời phù hợp với bối cảnh Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn xây dựng pháp luật và chính sách về học tập suốt đời.
  
Về cơ sở luận, đề tài làm rõ một số khái niệm như chính sách, chính sách công, chiến lược, luật, học tập suốt đời, giáo dục suốt đời, giáo dục thường xuyên, giáo dục không chính quy, học tập không chính thức, giáo dục người lớn, và xã hội học tập. Trong đề tài, Luật học tập suốt đời đƣợc hiểu là là một tập hợp các qui định nhằm cung cấp chế tài và hứớng dẫn cụ thể cho các khía cạnh của lĩnh vực học tập suốt đời diễn ra trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
  
Về cơ sở pháp lý, đề tài tổng hợp, phân tích một số chủ trƣơng của Đảng, chính sách của nhà nước về học tập suốt đời, đặc biệt là các chủ trương, chính sách lớn, có tầm ảnh hưởng quan trọng đến thực tiễn các hoạt động học tập suốt đời của Việt Nam như Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, Kết luận 49 của Ban bí thư, ba Đề án quốc gia về xã hội học tập trong các giai đoạn 2005-2010, 2012-2020, và 2021-2030. Nhóm nghiên cứu cũng đã phân tích về sự cần thiết, ý nghĩa của việc xây dựng Luật học tập suốt đời như một trong các nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu hoàn thiện thể chế giáo dục trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam, hướng đến xây dựng hệ thống giáo dục mở, thúc đẩy học tập suốt đời.
  
Về cơ sở thực tiễn, Đề tài đã tìm hiểu kinh nghiệm xây dựng, thực hiện khung pháp lí về học tập suốt đời của hai quốc gia khu vực OECD và châu Âu (Hàn Quốc, Đan Mạch) và hai quốc gia khu vực ASEAN (Thái lan, Malaysia). Kết quả khảo sát thực trạng tại một số địa phương ở Việt Nam cho thấy phần lớn ngƣời đƣợc hỏi đều đánh giá tương đối tích cực về việc xây dựng, ban hành chính sách liên quan đến học tập suốt đời. Từ đó, đề tài đã đề xuất một số định hướng chính sách cơ bản làm nền tảng cho việc xây dựng dự thảo khung và các nội dung chi tiết của Luật học tập suốt đời.
 

Phiên góp ý hoàn thiện đề tài của hội đồng
 
Đại diện hội đồng, chủ tich hội đồng đều đánh giá cao sự nỗ lực và các kết quả đạt được của nhóm nghiên cứu. Ông đề nghị nhóm nghiên cứu cân nhắc các góp ý của hội đồng và có sự điều chỉnh phù hợp.
 
Tin bài: Tạp chí Khoa học giáo dục Việt Nam
Ảnh: Ban nghiên cứu Giáo dục thường xuyên

Tin khác