Mục lục tạp chí Khoa học giáo dục số 75

10/08/2017 16:55 GMT+7
Mục lục và tóm tắt tạp chí Khoa học giáo dục số 75, tháng 12-2011

NGHIÊN CỨU
1. Tôn Thân
Thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục phổ thông
Đổi mới căn bản, toàn diện GD phổ thông là đổi mới cái gốc rễ và đổi mới tất cả các mặt của GDPT. Theo tác giả, trước hết phải nhận thức đúng đắn về sứ mạng của GD PT và đổi mới theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và dân chủ hóa GD.
 
2. Phạm Đỗ Nhật Tiến
Đổi mới căn bản và toàn diện : Giai đoại phát triển mới về chất của giáo dục Việt Nam (tiếp theo)
Để đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục nước ta, tác giả cho rằng cần chuyển hệ thống giáo dục Việt Nam hiện nay sang hệ thống học suốt đời. Đây là xu thế chung trong bước chuyển về giáo dục của nhiều nước trên thế giới và là một bước phát triển mới về chất của giáo dục nước ta.
 
3.  Đặng Thành Hưng
Tâm lí học và giáo dục học trong đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam
Bài viết đề cập đến một số quan niệm về “đổi mới căn bản, toàn diện GDVN” từ góc độ tâm lí học, giáo dục học. Tác giả cũng phân tích vai trò và các vấn đề chủ yếu của tâm lí học, GD học trong thời kì mới của GD. Cuối cùng, tác giả đi đến kết luận: Những điều quan trọng nhất cần đổi mới trong nghiên cứu GD là tư duy, triết học, phương pháp luận và kĩ năng nghiên cứu.
 
4. Nguyễn Tiến Hùng
Tập trung và phân cấp trong quản lí chương trình giáo dục phổ thông
Phát triển chương trình giáo dục phổ thông là một quá trình liên tục với sự tham dự của nhiều thành phần khác nhau từ trung ương tới địa phương. Vì vậy, để có một chương trình có chất lượng, được thực hiện và đánh giá/điều chỉnh có hiệu quả, cần phải quản lí tốt quá trình này, thông qua việc lập kế hoạch - thực hiện - đánh giá hết sức cẩn thận và khoa học.
 
5. Đỗ Thị Bích Loan
Chính sách phát triển giáo viên phổ thông của Việt Nam và một số nước - Những bài học kinh nghiệm
Tác giả bài viết trình bày những bài học kinh nghiệm chính sách phát triển giáo viên phổ thông ở Việt Nam một số nước trên thế giới; từ những định hướng xây dựng chính sách phát triển giáo vieentacs giả đề xuất một số chính sách nhằm phát triển đội ngũ giáo viên ở Việt Nam
 
6. Nguyễn Thị Thu Thuỷ
Rèn luyện kĩ năng xác định  ý trọng tâm của bài văn nghị luận xã hội cho học sinh trung học phổ thông
Bài viết trình bày các kĩ năng xác định ý trọng tâm của bài văn nghị luận xã hội và việc rèn luyện kĩ năng xác định ý trọng tâm qua hệ thống bài tập cho học sinh trung học phổ thông.
 
7. Phùng Thế Nghị
Một số kinh nghiệm chuyển đổi đào tạo sau đại học theo phương thức tín chỉ ở Đại học Quốc gia Hà Nội giai đoạn 2006-2010
Bài viết trình bày về việc chuyển đổi đào tạo sau đại học theo phương thức tín chỉ ở ĐH QGHN. Tác giả trình bày những khó khăn, thuận lợi của việc chuyển đổi, đồng thời đưa ra 7 giải pháp nhằm thực hiện và nâng cao hiệu quả của công tác này.
 
8. Đỗ Thu Hà
Vấn đề phát triển kĩ năng nói cho sinh viên sư phạm
Bài viết đề cập đến vấn đề phát triển kĩ năng nói cho sinh viên sư phạm. Trong bài, tác giả trình bày:1/ Tầm quan trọng của việc phát triển kĩ năng nói cho sinh viên sư phạm; 2/ Những kĩ năng nói cần phát triển cho sinh viên sư phạm như: Kĩ năng hỏi đáp, kĩ năng thông báo, kĩ năng thuyết phục.
9. Vương Hồng Tâm
Đặc điểm biểu đạt ngôn ngữ kí hiệu của người điêc Việt Nam
Từ khái niệm và đặc tính của ngôn ngữ kí hiệu, tác giả trình bày các đặc điểm biểu đạt ngôn ngữ kí hiệu của người điếc Việt Nam như: đặc điểm chung, đặc điểm về câu (câu tường thuật, câu nghi vấn, câu phủ định, câu mệnh lệnh), đồng thời đưa ra một số khuyến nghị nhằm hỗ trợ người điếc trong học tập và cuộc sống.
 
10 Võ Thị Xuân
So sánh 3 mô hình đào tạo nghề liên kết với nước ngoài
Tác giả phân tích , so sánh và đánh giá 3 mô hình đào tạo nghề liên kết với nước ngoài nhằm khẳng định các hoạt động nghiên cứu này là cần thiết trong giáo dục nghề nghiệp, qua đó rút ra bài học thực tiễn nhằm cải tiến chương trình đào tạo nghề trong nước và tiếp cận quốc tế.
 
TRAO ĐỔI
11. Nguyễn Thị Quỳnh Phương
Các kĩ năng hợp tác cơ bản cần rèn luyện cho sinh viên sư phạm
Tác giả trình bày đặc điểm của các kĩ năng hợp tác căn bản cần rèn luyện cho sinh viên sư phạm để đáp ứng được yêu cầu học tập, nghiên cứu trong nhà trường sư phạm và hoạt động nghề nghiệp của các thầy cô giáo tương lai.
 
GIÁO DỤC DÂN TỘC
12. Vi Văn Điểu, Đào Nam Sơn
Giáo dục ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong quyết tâm đổi mới căn bản và toàn diện
Tác giả cho rằng trong thời gian tới, để đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục vùng dân tộc thiểu số cần giải quyết tốt và song song hai nhiệm vụ mang tính chiến lược là bảo đảm chất lượng phổ cập giáo dục và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực qua đào tạo là người dân tộc thiểu số.
 
 
THC TIN GIÁO DC
13. Vũ Thị Khánh Linh
Phong cách giáo dục của cha mẹ trong các lĩnh vực giáo dục gia đình
Bài viết trình bày các kiểu phong cách giáo dục của cha mẹ trong các lĩnh vực: Trong học tập; trong giáo dục lao động; trong việc giáo dục con cách chi tiêu; trong việc giáo dục đạo đức; trong việc giáo dục lối sống; trong việc giáo dục thẩm mĩ; trong giáo dục con quan hệ với bạn bè. 
 
14. Nguyễn Thị Thân Thuỷ
Thực trạng tổ chức dạy học hoà nhập môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 có trẻ khuyết tật trí tuệ
Tác giả bài viết trình bày thực trạng tổ chức dạy học hòa nhập môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 có trẻ khuyết tật trí tuệ, bao gồm các vấn đề như: những điểm mạnh và những hạn chế cơ bản của thực trạng; nguyên nhân của thực trạng ; từ đó đề ra 4 hướng cơ bản nhằm khắc phục thực trạng trên.
 
GIÁO DC NƯỚC NGOÀI
15.  Phạm Bích Đào, Cao Thị Thặng
Kĩ năng quá trình khoa học trong chương trình môn Khoa học ở một số nước và Việt Nam
Bài viết trình bày kĩ năng quá trình khoa học trong chương trình môn Khoa học ở một số nước trên thế giới như: Singapo; Pháp; Columbia - Canada và đưa ra một số đề xuất về phát triển kĩ năng quá trình khoa học trong chương trình các môn khoa học tự nhiên ở Việt Nam giai đoạn sau năm 2015.
 
TÔNG MỤC LỤC NĂM 2011

     

 Mục lục bằng tiếng Anh