Mục lục tạp chí Khoa học giáo dục số 69

10/08/2017 16:55 GMT+7
Mục lục và tóm tắt tạp chí Khoa học giáo dục số 69, tháng 6-2011

NGHIÊN CỨU
1. Nguyễn Minh Ðường
Bàn về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo
Tác giả bài viết đề xuất việc triển khai chủ trương “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo của Đảng". Trước hết phải đổi mới triết lí về giáo dục, tiếp theo là đổi mới hệ thống giáo dục quốc dân: hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và đổi mới quản lí hệ thống giáo dục quốc dân (đổi mới bộ máy quản lí và cơ chế quản lí).
 
2. Nguyễn Quang Kính
Chính sách của chính phủ đối với giáo viên phổ thông - Vấn đề và thách thức
Bài viết phân tích các vấn đề và thách thức do tác động của điều kiện kinh tế - xã hội trong việc phát triển đội ngũ giáo viên phổ thông. Những vấn đề và thách thức mà ngành Giáo dục và Đào tạo phải đối mặt, đó là: 1/Tạo động lực cho giáo viên phổ thông; 2/ Nâng cao năng lực của đội ngũ giáo viên; 3/ Phát huy dân chủ trong tầng lớp giáo chức; 4/Nâng cao vị thế của nhà giáo trong xã hội.
 
3. Võ Văn Lộc
Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong hoạt động quản lí trường học
Trên cơ sở những bài phát biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh lức sinh thời, tác giả đúc kết thành một luận điểm tư tưởng của Người về dân chủ trong hoạt động quản lí trường học.
 
4. Lương Việt Thái
Phát triển chương trình theo định hướng phát triển năng lực
Bài viết đề cập đến vấn đề phát triển chương trình theo định hướng phát triển năng lực. Trong bài, tác giả trình bày: 1/ Một số khái niệm về năng lực; Việc nghiên cứu xác định các năng lực cần phát triển ở học sinh đã được nhiều tổ chức quốc tế và các quốc gia quan tâm; 2/ Chương trình theo định hướng phát triển năng lực người học và chương trình dựa vào nội dung; 3/ Những ưu điểm của chương trình theo định hướng năng lực; 4/ Một số yêu cầu phát triển chương trình theo định hướng phát triển năng lực người học.
 
5. Trần Văn Dũng
Chuẩn hoá nghề nghiệp: Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
Bài viết đề cập đến lĩnh vực chuẩn hóa nghề nghiệp – một trong các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên hiện nay. Theo tác giả, muốn thực hiện tốt việc chuẩn hóa nghề nghiệp, trước hết người giáo viên phải nắm vững chuẩn, sử dụng nó làm thước đo xác định trình độ năng lực của mình, lập kế hoạch tự nâng chuẩn thông qua con đường chủ yếu là tự học. ..
6. Phó Ðức Hoà
Các dạng khám phá theo thuyết kiến tạo trong dạy học tiểu học
Dạy học khám phá có 5 dạng khác nhau. Mỗi dạng có những đặc điểm, yếu tố riêng nhưng chúng đều có những điểm chung là giúp học sinh khám phá tri thức của nhân loại để biến thành tri thức của riêng mình. Dạy học theo các dạng khám phá là xu hướng của nền giáo dục hiện đại, dựa trên sự tham gia của người học vào việc giải quyết vấn đề và những suy nghĩ có tính phê phán (tư duy phê phán được phát huy) trong hoạt động mà học sinh thấy phù hợp và hứng thú.   
               
7. Lê Văn Hồng
Thực nghiệm dạy học tự chọn chủ đề nâng cao môn Toán ở lớp 6 
Bài viết giới thiệu một thực nghiệm dạy học cho hai loại tài liệu dạy học ở môn Toán lớp 6 nhằm đáp ứng nhu cầu cần có tài liệu dạy học tự chọn các chủ đề nâng cao được xây dựng một cách thích hợp. Tài liệu dùng cho học sinh (là chính) được xây dựng ở dạng một hệ thống bài tập toán được lựa chọn để khai thác vai trò bài tập là giá mang hoạt động của học sinh và đáp ứng các phương diện về mục đích, nội dung và phương pháp dạy học. Tài liệu dành riêng cho giáo viên để giáo viên giúp học sinh thực hiện các hoạt động trên nhằm đạt được các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng và thái độ mà chủ đề dạy học đặt ra.
 
8. Phạm Văn Sơn
Tổ chức giáo dục hướng nghiệp cho hoc sinh phổ thông theo định hướng phát triển nguồn nhân lực
Bài viết giới thiệu về hoạt động tư vấn hướng nghiệp, trong đó tác giả trình bày về vai trò và sự phát triển của GD hướng nghiệp; các nguyên tắc và nội dung của tư vấn hướng nghiệp; và cuối cùng là một số phương pháp thường được sử dụng trong tư vấn hướng nghiệp.
 
9. Nguyễn Thị Yến Phương
Quản lí giáo dục đặc biệt ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn quản lí giáo dục đặc biệt ở Việt Nam và tham khảo mô hình quản lí giáo dục đặc biệt ở Israel, tác giả đề xuất một số giải pháp phát triển giáo dục đặc biệt ở nước ta.
 
10. Phạm Văn Công
Vận dụng dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học về số thập phân cho học sinh lớp 5
Việc dạy toán không chỉ là dạy các tri thức và kĩ năng toán học mà còn hình thành và phát triển ở học sinh phương pháp học, năng lực sáng tạo và năng lực giải quyết vấn đề. Do đó dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là một trong những phương pháp dạy học cần được phổ biến rộng rãi trong các nhà trường phổ thông, ngay từ bậc tiểu học.
 
11. Phạm Tiến Dũng
Pháp luật về giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay - Những vấn đề lí luận và thực tiễn
Tác giả trình bày cái nhìn khái quát về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục đại học hiện nay nhằm góp phần xây dựng và hoàn thiện hệ thống các quy phạm pháp luật về quản lí giáo dục đại học nước ta, đặc biệt là việc nghiên cứu, góp ý dự thảo Luật Giáo dục đại học.
 
12. Nguyễn Văn Sơn
Vai trò của công tác tư tưởng trong việc hình thành động cơ nghề nghiệp cho sinh viên hiện nay
Để hình thành có kết quả động cơ nghề nghiệp cho sinh viên, cùng với đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục đại học, tăng cường công tác quản lí sinh viên, đầu tư cơ sở vật chất, cần đặc biệt coi trọng và phát huy vai trò của công tác tư tưởng. Vì vậy, trong bài này tác giả trình bày một số yêu cầu trong công tác tư tưởng ở trường đại học nhằm góp phần hình thành động cơ nghề nghiệp cho sinh viên hiên nay.
 
13.Trần Thị Thu Hiền
 Internet và việc quản lí Internet trong đời sống và học tập của sinh viên hiện nay
Tác giả trình bày một số kết quả điều tra về việc sinh viên sử dụng Internet tại 3 trường đại học trên địa bàn Hà Nội, qua đó khẳng đinh vai trò quan trọng của Internet trong đời sống và học tập của sinh viên hiện nay, đồng thời đề xuất một số giải pháp đối với việc quản lý Internet trong đời sống và học tập của sinh viên
 
14. Bế Hồng Hạnh
Xác định nội dung học tập vì sự phát triển bền vững ở trung tâm học tập cộng đồng
Phát triển bền vững là vấn đề quan trọng cấp bách mà tất cả các quốc gia đều quan tâm, do đó việc xác định nội dung học tập vì sự phát triển bền vững ở các trung tâm học tập cộng đồng vô cùng quan trọng, trong bài viết này tác giả đưa ra các bước tiến hành khi xác định nội dung học tập vì sự phát triển bền vững, đó là:Tìm hiểu Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kĩ năng, chuyển giao công nghệ của quốc gia, tìm hiểu định hướng phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, xác định những yêu cầu PTBV của cộng đồng, địa phương...
 
TRAO ĐỔI
15. Vũ Minh Tuấn
Giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh tiểu học qua hoạt động ngoại khoá
Bài viết trình bày việc giáo dục hành vi đạo đức cho HS tiểu học qua hoạt động ngoại khóa, từ khái niệm: hoạt động ngoại khóa, giáo dục hành vi đạo đức; tác giả đưa ra 4 loại hoạt động cơ bản là: hoạt động văn hoá nghệ thuật; vui chơi giải trí; hoạt động xã hội; lao động công ích; và 3 bước trong quy trình tổ chức hoạt động ngoại khóa ở trường tiểu học.
 
16.Tăng Văn Hoàn
Công nghệ dạy học hiện đại và việc nâng cao hiệu quả dạy học môn Cơ kĩ thuật tại các trường cao đẳng nghề
Bài viết trình bày một số vấn đề về công nghệ dạy học hiện đại và vận dụng những kết quả đã nghiên cứu về công nghệ dạy học hiện đại để xây dựng cấu trúc bài dạy học môn Cơ k ĩ thuật tại các trường cao đẳng nghề, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn.
 
THỰC TIỄN GIÁO DỤC
17. Trần Công Chánh
Các giải pháp quản lí phát triển đào tạo theo nhu cầu xã hội
 ở Bạc Liêu
Thông qua thực trạng đào tạo ở tỉnh Bạc Liêu, tác giả bài viết đề xuất 2 nhóm giải pháp nhằm đáp ứng việc đào tạo theo nhu cầu xã hội là: nhóm giải pháp về quản lí nhà nước và nhóm giải pháp đối với các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
 
18. Ngô Xuân Bình
Đào tạo nguồn nhân lực ở thành phố Hồ Chí Minh hướng tới thị trường tuyển dụng lao động
Bài viết đề cập đến vấn đề đào tạo nguồn nhân lực (NNL) đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, trong đó tác giả trình bày về thực trạng đào tạo NNL tại thành phố HCM đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm thu hẹp khoảng cách giữa đào tạo và sử dụng,. giữa cung và cầu hay nói cách khác là giữa GD-ĐT và thị trường lao động.
 
GIÁO DỤC DÂN TỘC
19. Nguyễn Thị Kiều Oanh
Hình thành kĩ năng tính toán các số tự nhiên cho học sinh ở tiểu học
Tác giả trình bày các bước của quá trình hình thành kĩ năng tính toán cho HS tiểu học, bao gồm: Hình thành khái niệm phép tính; xây dựng và học thuộc bảng tính; dạy HS kĩ thuật tính toán với 4 phép tính cộng từ nhân chia; hình thành tính chất của các của các phép tính và các quy tắc nhẩm nhanh kết quả.
 
GIÁO DỤC NƯỚC NGOÀI
20. Trần Hậu
Vị thế môn Văn trong Dự thảo chuẩn giáo dục trung học phổ thông mới của Nga
Bài viết trình bày một số ý kiến tranh luận của các nhà khoa học, nhà giáo Nga về việc môn Văn bị loại ra khỏi danh sách các môn học bắt buộc theo Dự thảo chuẩn giáo dục trung học phổ thông mới của Nga

  Mục lục bằng tiếng Anh