Mục lục tạp chí Khoa học giáo dục số 71

10/08/2017 16:55 GMT+7
Mục lục và tóm tắt tạp chí Khoa học giáo dục số 71, tháng 8-2011

NGHIÊN CỨU
1. Nguyễn Kế Hào
Giáo dục tiểu học thời nay
Tiểu học là cấp học nền móng của GD phổ thông, cấp học đậm tính nhân văn, dân chủ, tính phổ cập phát triển và hiện đại. Ở cấp học này, những gì trẻ học được sẽ là vốn quý, là hành trang theo họ suốt cuộc đời. Các nước có nền GD tiên tiến luôn chú ý đầu tư nhiều cho GD tiểu học. Ở nước ta, để phát triển GD trong giai đoạn mới, trước hết cần quan tâm tới việc đổi mới tư duy GD, giải quyết những vấn đề trong GD tiểu học đang gây bức xúc xã hội để xây dựng nền tiểu học phát triển theo đúng quy luật.
 
2. Đỗ Đình Hoan
Một số bài học kinh nghiệm từ bốn lần thay đổi chương trình giáo dục phổ thông
Bài viết trình bày một số bài học kinh nghiệm từ bốn lần thay đổi chương trình giáo dục phổ thông (GDPT), đó là: Chương trình cải cách giáo dục năm 1950; Chương trình cải cách giáo dục năm 1956; Chương trình cải cách giáo dục năm 1981; Ðổi mới chương trình GDPT năm 2002.
 
3. Phạm Thị Ly
Học phí đại học và vấn đề giải trình trách nhiệm – Thực tiễn quốc tế và đề xuất cho Việt Nam
Cải cách chính sách học phí là một vấn đề quan trọng và phải được giải quyết trong mối quan hệ với nhiều yếu tố khác, trong đó có cơ chế giải trình trách nhiệm, là điều còn ít được nhấn mạnh ở Việt Nam. Bài viết này trình bày tổng quát về những xu hướng quốc tế trong việc cung cấp tài chính cho hoạt động của đại học, vai trò của cơ chế giải trình trách nhiệm như cái gốc của văn hóa chất lượng và là điểm mấu chốt để giải quyết mối tương quan giữa học phí và chất lượng đào tạo.
 
4.Nguyễn Công Khanh
Trí tuệ xã hội và các mô hình cáu trúc trí tuệ xã hội
Bài viết trình bày khái niệm trí tuệ xã hội; Các mô hình cấu trúc trí tuệ xã hội; Mối quan hệ giữa chỉ số trí tuệ xã hội, trí tuệ cảm xúc, trí tuệ và vai trò của chúng đối với sự thành công của cá nhân.
 
5. Nguyễn Chí Trung, Lê Khắc Thành, Phạm Thị Thúy Vân
Dạy các cấu trúc điều khiển trong lập trình Pascal Tin học lớp 11 bằng phương pháp dạy học khám phá
Bài viết đề cập đến việc dạy cấu trúc điều khiển trong lập trình Pascal Tin học lớp 11 bằng phương pháp dạy học khám phá. Trong bài, tác giả trình bày khái niệm về phương pháp dạy học khám phá, mô hình dạy học khám phá; cách truy vấn trong phương pháp dạy học khám phá. Việc vận dụng mô hình dạy học khám phá vào dạy học các cấu trúc điều khiển trong ngôn ngữ lập trình Pascal, Tin học lớp 11.
 
6. Hà Xuân Thành
Phân tích câu hỏi tự luận trong đánh giá kết quả học tập của học sinh môn Toán trung học phổ thông
Tác giả bài viết đi sâu phân tích câu hỏi tự luận trong môn Toán trung học phổ thông (tiêu chí xem xét chất lượng, đánh giá thống kê) nhằm cải thiện chất lượng câu hỏi, thiết kế đề kiểm tra gồm những câu hỏi tự luận có chất lượng là cơ sở nâng cao công tác đánh giá kết quả học tập của học sinh, từ đó cung cấp thông tin cần thiết phục vụ việc dạy học.
 
7.Nguyễn Thị Thanh Mai
Xây dựng tình huống dạy học pháp luật ở trường trung học phổ thông
Tác giả trình bày vài nét thực trạng xây dựng tình huống trong dạy học pháp luật ở trường trung học phổ thông, đồng thời trên cơ sở công trình khảo sát 239 giáo viên và cán bộ cốt cán và cán bộ chuyên môn môn Giáo dục công dân tìm hiểu kinh nghiệm xây dựng tình huống và đưa ra các tiêu chí xây dựng tình huống trong dạy học pháp luật ở trường trung học phổ thông nước ta.
 
8.Tạ Thị Ngọc Thanh
Kĩ năng thích ứng xã hội của học sinh tiểu học 
Từ khái niệm kĩ năng thích ứng xã hội nói chung đến khái niệm kĩ năng thích ứng xã hội của học sinh tiểu học qua các trắc nghiệm đánh giá, tác giả rút ra những nhận xét về kĩ năng thích ứng xã hội của học sinh tiểu học và những đề đạt để triển khai chương trình giáo dục kĩ năng xã hội cho học sinh ngay từ lứa tuổi tiểu học.
 
9. Nguyễn Văn Sơn
Ảnh hưởng của nội dung, phương pháp dạy học đại học đến việc hình thành động cơ nghề nghiệp ở sinh viên
Tác giả trình bày ảnh hưởng của nội dung, phương pháp dạy học với tư cách là các thành tố của quá trình dạy học đại học đến sự hình thành động cơ nghề nghiệp - yếu tố cơ bản cấu thành nên xu hướng nghề nghiệp của sinh viên, đóng vai trò thúc đẩy, định hướng người sinh viên lĩnh hội và tham gia vào lĩnh vực nghề nghiệp đã chọn.
 
10. Đỗ Trọng Tuấn
 Hoàn thiện tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ tại Trường Đại học Đông Á
Bài viết đề cập đến việc tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ tại Trường Đại học Đông Á. Trong bài, tác giả trình bày những yêu cầu mới trong việc tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ và việc tổ chức quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Đông Á .
 
TRAO ĐỔI
11. Nguyễn Văn Đệ
Vai trò của giáo dục lí luận Mác-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc bồi dưỡng nhân cách người thầy
Bài viết đưa ra những đặc trưng nhân cách của người Thầy và từ đó xác định vai trò của giáo dục lí luận Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh với việc bồi dưỡng nhân cách cho người Thầy trong bối cảnh hội nhập.
 
THỰC TIỄN GIÁO DỤC
12. Lê Hồng Sơn
Đánh giá chất lượng giáo dục tại thành phố Hồ Chí Minh: Thực trạng và đề xuất
Tác giả trình bày một số nét cơ sở lí luận về đánh giá chất lượng giáo dục nói chung và thực trạng đánh giá chất lượng giáo dục tại TP. HCM, qua đó đưa ra một số đề xuất để hoạt động quản lí đánh giá chật lượng giáo dục tại TP. HCM phát huy tác dụng.
 
13. Hồ Mạnh Hưng
Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học tiểu học ở Lạng Sơn
Đề cập đến thực trạng của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học tiểu học ở tỉnh Lạng Sơn, tác giả trình bày kết quả khảo sát về nhận thức, trình độ của cán bộ, giáo viên cũng như nhu cầu cần đào tạo, bồi dưỡng về công nghệ thông tin để việc áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học đạt hiệu quả cao hơn.
 
14. Hoàng Quốc Vinh
Giải pháp nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên thủ đô
Tác giả đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên thủ đô, đồng thời nêu nêu lên một số tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại trong công tác đào tạo, bồi dưỡng của cơ sở.
  
15. Phạm Bích Thủy
Các nhân tố thúc đẩy xã hội hóa giáo dục ở trường trung học cơ sở quận Kiến An, TP. Hải Phòng
Bài viết trình bày thực trạng những nhân tố thúc đẩy xã hội hoá giáo dục ở cáctrường trung học cơ sở quận Kiến An (các nhân tố thúc đẩy, sự tác động của GV), từ đó đề ra những biện pháp thúc đẩy công tác xã hội hóa giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trước sự đòi hỏi của xã hội.
 
16.Trần Thị Thu Hiền
Bồi dưỡng kĩ năng lãnh đạo, quản lí cho cán bộ quản lí ngành thông tin và truyền thông: Một đòi hỏi quan trọng và tất yếu
Tác giả cho rằng để có một đội ngũ lãnh đạo, quản lí ngành thông tin và truyền thông thực sự có năng lực và phẩm chất đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước trong thời kì CNH-HĐH, ngoài việc cập nhật những kiến thức về các lĩnh vực của ngành, công tác đào tạo, bồi dưỡng kĩ năng quản lí, lãnh đạo đóng vai trò hết sức quan trọng.
 
GIÁO DỤC DÂN TỘC
17. Cao Việt Hà
Dạy nghe nói tiếng Việt cho học sinh dân tộc
Theo tác giả, điều kiện học tiếng Việt của học sinh dân tộc thiểu số hiện nay còn nhiều bất cập. Để khắc phục tình trạng đó, tác giả trình bày một số định hướng dạy nghe nói tiếng Việt cho người dân tộc thiểu số, qua đó đề xuất các phương pháp và cách thực hiện các phương pháp đó đó trong thực tiễn dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ở nước ta
 
18. Đỗ Thị Bích Loan
Giáo dục giới cho học sinh người dân tộc thiểu số - Một vấn đề cần quan tâm
Tác giả bài viết đã tìm hiểu và xác định nguyên nhân và những rào cản đối với các em HS nữ dân tộc thiểu số trong việc tiếp cận giáo dục (về năng lực học tập; địa vị, khả năng tham gia và thành công trong xã hội; về địa vị và sự tham gia của phụ nữ vào xã hội; về địa vị, vai trò và quyền lợi trong gia đình) ; từ đó sẽ làm thay đổi nhận thức của cộng đồng và xã hội về giới và bình đẳng giới.
 
GIÁO DỤC NƯỚC NGOÀI
19. Vương Thanh Hương
 Một số xu hướng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo nhà trường trong bối cảnh hội nhập quốc tế
Đội ngũ lãnh đạo luôn đóng vai trò quan trọng, mang tính quyết định đối với sự thành bại của các tổ chức nói chung và của nhà trường nói riêng. Bài viết đề cập đến một số xu hướng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lãnh đạo nhà trường trong bối cảnh mới với sự thay đổi nhanh chóng của kinh tế, công nghệ, xã hội và văn hóa.
 

 

Mục lục bằng tiếng Anh