CƠ SỞ KHOA HỌC TRONG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NGUYỄN VĂN CƯỜNG Trường Đại học Potsdam - Cộng hòa liên bang Đức Email: vancuong@uni-potsdam.de
Tóm tắt: Bài viết trình bày tổng quan một số cơ sở khoa học của việc phát triển chương trình giáo dục, bao gồm cơ sở thực tiễn, cơ sở pháp lí, chính trị và cơ sở khoa học giáo dục. Trọng tâm của các cơ sở khoa học giáo dục đề cập đến triết lí giáo dục và các xu hướng quốc tế hiện đại trong phát triển chương trình giáo dục phổ thông, bao gồm: Định hướng năng lực, định hướng chuẩn, dạy học tích hợp, dạy học phân hóa, định hướng nghề nghiệp và định hướng khoa học, định hướng giáo dục khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học, chương trình dạy học mở. Từ khóa: Chương trình giáo dục; cơ sở khoa học; phát triển chương trình; triết lí giáo dục. |
THIẾT KẾ CHUẨN ĐẦU RA TRONG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Lê Huy Tùng Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Email: tung.lehuy@hust.edu.vn
Tóm tắt: Trong việc phát triển chương trình đào tạo, thông thường được chia làm hai giai đoạn chính là xây dựng chuẩn đầu ra và thiết kế chương trình đào tạo. Việc đầu tiên khi thiết kế bất kì một chương trình đào tạo nào đều phải làm đó là xây dựng được chuẩn đầu ra. Chuẩn đầu ra sẽ quy định việc tổ chức quá trình giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá. Chuẩn đầu ra được sử dụng để mô tả những gì mong muốn người học đạt được và làm thế nào để đạt được điều đó. Bài viết trình bày về phát triển chương trình đào tạo bậc đại học trong những năm gần đây và đưa ra những gợi ý phương pháp luận cho việc thiết kế chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra. Theo tác giả, chương trình đào tạo đóng vai trò quan trọng trong quá trình đào tạo, quyết định đến chất lượng người học. Vì vậy, việc phát triển chương trình đào tạo phải được thực hiện theo một quy trình chặt chẽ và khoa học. Trong đó, việc xây dựng chuẩn đầu ra là bước khởi đầu cho việc phát triển chương trình đào tạo và cũng là bước quyết định đến các bước tiếp theo như nội dung, phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá. Chính vì vậy, các cơ sở giáo dục cần phải quan tâm đặc biệt đến bước này. Từ khóa: Chuẩn đầu ra; chương trình đào tạo; phát triển chương trình đào tạo; kiểm tra đánh giá; năng lực. học. |
ỨNG DỤNG CỦA PHƯƠNG PHÁP TƯƠNG ĐỒNG LƯỢNG TỬ TRONG GIÁO DỤC Trần Công Phong Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Email: tcphong@moet.edu.vn Trần Thị Thanh Lan Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Email: thanhlan10@gmail.com
Tóm tắt: Phương pháp tương đồng lượng tử ra đời trong nghiên cứu hóa - lí lượng tử đã được phát triển để ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có kinh tế, xã hội, giáo dục. Trong bài báo này, phương pháp tương đồng lượng tử được đề xuất áp dụng vào đánh giá giáo dục nhằm đưa ra một số nhận định khái quát về các kì thi và cách đánh giá kết quả học tập của học sinh ở một trường trung học phổ thông thông qua phân tích các phổ điểm được xác định dựa trên phương pháp xác suất thống kê. So sánh hàm phân bố điểm thi với hàm phân bố chuẩn đánh giá là phổ của hàm chỉ số thông minh IQ, hoặc phổ của hàm chỉ số cảm xúc EQ, tác giả tính được chỉ số tương đồng lượng tử (chỉ số Carbo). So sánh chỉ số Carbo của hàm phân bố phổ điểm trung bình cả năm lớp 12 do trường đánh giá, phổ điểm trung bình 4 bài thi trong kì thi trung học phổ thông quốc gia và phổ điểm tốt nghiệp của một trường trung học phổ thông cho thấy kết quả đánh giá tốt nghiệp phổ thông của trường trung học phổ thông này hoàn toàn chấp nhận được. Từ khóa: Tương đồng lượng tử; Carbo; đánh giá giáo dục; phổ điểm. |
KHUNG VÀ TIÊU CHÍ PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG CỦA HỆ THỐNG GIÁO DỤC Nguyễn Tiến Hùng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Email: hunga60@gmail.com
Tóm tắt: Bài viết trình bày khung và các tiêu chí, chỉ báo phân tích chất lượng của hệ thống giáo dục dựa trên các nhân tố ảnh hưởng. Khung và tiêu chí phân tích chất lượng của hệ thống giáo dục bao gồm:1/ Kết quả đầu ra mong đợi của hệ thống giáo dục;2/ Kết quả đạt được; 3/ Hoạt động giáo dục; 4/ Đầu vào. Theo đó, chất lượng của hệ thống giáo dục được đánh giá dựa trên kết quả giáo dục đạt được so với kết quả đầu ra mong muốn đáp ứng nhu cầu xã hội của hệ thống giáo dục. Hơn nữa, các tiêu chí, chỉ báo về chất lượng hoạt động giáo dục được xem là nguyên nhân của mặt mạnh, mặt yếu về chất lượng của hệ thống giáo dục. Các tiêu chí và chỉ báo này cũng chính là căn cứ để phát triển chính sách, chiến lược, cơ chế... để phát huy thế mạnh nhằm khắc phục các hạn chế và nguyên nhân liên quan đến chất lượng của hệ thống giáo dục. Từ khóa: Khung; tiêu chí; chất lượng; hệ thống giáo dục.
|
BỒI DƯỠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÍ CHO ĐỘI NGŨ TRƯỞNG BỘ MÔN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC Thái Văn Thành Trường Đại học Vinh Email: thaivanthanhdhv@yahoo.com Nguyễn An Hòa Trường Đại học Sài Gòn Email: anhoadhsg@gmail.com
Tóm tắt: Sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, hội nhập quốc tế và trước bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi phải đổi mới tư duy, cách tổ chức, quản trị bộ môn của đội ngũ trưởng bộ môn trường đại học sư phạm. Yêu cầu này được đặt ra như một vấn đề then chốt. Đó cũng chính là đòi hỏi đối với công tác bồi dưỡng cán bộ. Trong điều kiện hội nhập, giao lưu mở cửa, đổi mới tư duy, phương thức và cơ chế quản lí, vừa phải đảm bảo sự hợp tác quốc tế rộng rãi, có hiệu quả, vừa phải đảm bảo phát huy được nội lực, giữ gìn được môi trường văn hoá dân tộc và những giá trị truyền thống tốt đẹp. Vì vậy, bồi dưỡng trưởng bộ môn không chỉ chú trọng đến kiến thức nghiệp vụ, kiến thức quản lí, lãnh đạo mà cả kiến thức chính trị, kiến thức kinh tế, ngoại ngữ, tin học... Tác giả bài viết bàn về việc bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lí cho đội ngũ trưởng bộ môn trường ĐHSP đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Trong bài, các tác giả làm rõ thực trạng đội ngũ trưởng bộ môn trường đại học sư phạm và đề xuất các giải pháp bồi dưỡng trưởng bộ môn, bao gồm: 1/ Xác định nhu cầu bồi dưỡng của đội ngũ trưởng bộ môn; 2/ Xác định mục tiêu bồi dưỡng; 3/ Xây dựng nội dung bồi dưỡng; 4/ Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng trưởng bộ môn; 5/ Đổi mới công tác tổ chức bồi dưỡng trưởng bộ môn; 6/ Đổi mới đánh giá kết quả bồi dưỡng trưởng bộ môn trường đại học sư phạm. Từ khóa: Bồi dưỡng; đổi mới giáo dục; năng lực quản lí; trưởng bộ môn; trường đại học sư phạm.
|
BỐI CẢNH VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU TÂM LÍ HỌC, GIÁO DỤC HỌC NHÀ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY NGUYỄN HỒNG THUẬN Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Email: hongthuan70@gmail.com
Tóm tắt: Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã đặt ra cho chúng ta vô số những cơ hội và thách thức cần phải giải quyết mà trong đó, phát triển nguồn nhân lực là yếu tố căn bản, giáo dục và đào tạo giữ vị trí then chốt. Với thực trạng giáo dục ở nước ta hiện nay, nhất thiết phải tiến hành đổi mới căn bản và toàn diện để nền giáo dục nước nhà có thể tồn tại, phát triển và hội nhập trong môi trường quốc tế. Để công cuộc đổi mới giáo dục Việt Nam thực sự khoa học, đảm bảo tính mới, tính cách mạng và đột phá, chúng ta cần những nghiên cứu đầy đủ, hệ thống và thực sự thấu đáo từ nhiều lĩnh vực nghiên cứu, như: Triết học giáo dục, Tâm lí học giáo dục, Giáo dục học, Xã hội học giáo dục, Kinh tế học giáo dục… Từ khóa: Toàn cầu hóa; hội nhập quốc tế; đổi mới giáo dục; Tâm lí học; Giáo dục học. |
XÂY DỰNG MÔ HÌNH BÀI HỌC TIẾNG VIỆT NHƯ MỘT NGOẠI NGỮ DÀNH CHO HỌC SINH NƯỚC NGOÀI NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Email: nhvann1965@gmail.com
Tóm tắt: Xây dựng mô hình bài học tiếng Việt như một ngoại ngữ dành cho học sinh nước ngoài là một trong những yếu tố góp phần triển khai hiệu quả Chương trình dạy tiếng Việt cho học sinh Lào trong khuôn khổ Đề án Nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác Việt - Lào trong lĩnh vực giáo dục, phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011 – 2020. Bài viết giới thiệu chương trình tiếng Việt cho học sinh Lào tại Lào, mô hình bài học tiếng Việt như một ngoại ngữ dành học sinh nước ngoài và phương pháp để phát huy tối đa hiệu quả của mô hình bài học này trong giảng dạy tiếng Việt cho học sinh như một ngoại ngữ theo quan điểm giao tiếp. Để thực hiện thành công và phát huy hiệu quả của mô hình này đòi hỏi sự cố gắng nỗ lực của mỗi giáo viên để vận dụng sáng tạo các phương pháp giảng dạy tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình giảng dạy. Từ khóa: Mô hình; bài học tiếng Việt; học sinh Lào; chương trình tiếng Việt.
|
NĂNG LỰC SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN GIÁO DỤC GIA ĐÌNH TÁC ĐỘNG TỚI CON THÔNG QUA TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ TƯƠNG TÁC CỦA GIA ĐÌNH VŨ THỊ KHÁNH LINH Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Email: vuthikhanhlinh@gmail.com
Tóm tắt: Bài viết phân tích thực trạng năng lực sử dụng các phương pháp, phương tiện giáo dục gia đình tác động tới con thông qua tổ chức các hoạt động và tương tác của gia đình. Nghiên cứu được thực hiện trên 1000 cặp cha, mẹ - con ở độ tuổi thiếu niên đang học ở 5 trường Trung học cơ sở: Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Chu Văn An, Nhật Tân, Cổ Nhuế II thuộc 3 quận nội thành: quận Cầu Giấy, Quận Tây Hồ, Quận Bắc Từ Liêm của Thành phố Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy năng lực này của cha mẹ mới ở mức thấp, tiệm cận với mức trung bình. Sự khác biệt về mức độ năng lực này ở các cha mẹ có độ tuổi và nghề nghiệp khác nhau cho thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến năng lực sử dụng các phương pháp, phương tiện giáo dục gia đình tác động tới con thông qua tổ chức các hoạt động và tương tác gia đình của cha mẹ. Từ khóa: Năng lực; phương pháp; phương tiện; giáo dục gia đình; cha mẹ; học sinh; trung học cơ sở.
|
ĐỊNH HƯỚNG THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM Nguyễn Thị Hà Lan Trường Đại học Hồng Đức Email: nguyenhalan.hdu@gmail.com
Tóm tắt: Chất lượng giáo dục phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, chất lượng giáo viên là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm giáo dục và chất lượng giáo dục của mỗi nhà trường. Bài viết phân tích một số vấn đề lí luận về chương trình đào tạo giáo viên, năng lực nghề nghiệp của giáo viên; những bất cập của chương trình đào tạo hiện nay. Từ đó, đưa ra một số định hướng xây dựng chương trình đào tạo giáo viên trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên trong các trường sư phạm. Từ khóa: Chương trình đào tạo; giáo viên; năng lực nghề nghiệp; sinh viên sư phạm.
|
SÁCH GIÁO KHOA THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC NGUYỄN THỊ THANH THỦY Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam Email: thuynxbgd69@gmail.com MAI SỸ TUẤN Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt: Xu hướng xây dựng chương trình, biên soạn sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực là xu hướng của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở các nước tiên tiến và Việt Nam đang đi theo xu hướng này. Sách giáo khoa theo định hướng phát triển năng lực cần có những đặc điểm chính như: Tính sư phạm; Tính khoa học và hiện đại; Tính thực tiễn và bền vững; Tính thẩm mĩ. Một cuốn sách giáo khoa tốt có thể hỗ trợ học sinh trong việc hình thành và phát triển năng lực, trợ giúp giáo viên trong việc tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực cũng như giúp họ bồi dưỡng, nâng cao trình độ, chuyên môn và định hướng được phương pháp dạy học, cải cách ở mức độ cao. Từ khóa: Sách giáo khoa; phát triển năng lực; giáo dục.
|
RÈN KĨ NĂNG NÓI CHO HỌC SINH TRONG MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRỊNH THỊ LAN Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Email: lantrinh@hnue.edu.vn Tóm tắt: Kĩ năng nói là phần quan trọng ghi nhận khả năng làm chủ một ngôn ngữ của mỗi người. Chương trình giáo dục phổ thông thể hiện sự quan tâm nhất định đến việc phát triển toàn diện các kĩ năng hoạt động lời nói cho người học, trong đó có kĩ năng nói. Ba yếu tố là động cơ học tập, thái độ học tập và chiến lược học có ảnh hưởng đến việc học tập cũng như việc rèn luyện kĩ năng nói của học sinh ở trường phổ thông. Từ việc nghiên cứu về bản chất và các thành tố của kĩ năng nói, bài viết đề xuất một quy trình rèn luyện kĩ năng nói trong dạy học Ngữ văn nhằm phát triển năng lực nói cho học sinh trung học. Từ khóa: Kĩ năng nói; năng lực nói; môn Ngữ văn; giao tiếp.
|
TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ TƯƠNG TÁC XÃ HỘI CỦA TRẺ ĐIẾC MẦM NON Lê Thị Thúy Hằng Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Email: thuyhang213@yahoo.com Tóm tắt: Sự hạn chế về kĩ năng tương tác xã hội của trẻ điếc chính là rào cản đối với khả năng hòa nhập, thích ứng xã hội của trẻ. Việc tăng cường hiệu quả tương tác xã hội cho trẻ điếc ở lứa tuổi mầm non sẽ giúp trẻ chủ động trong sử dụng ngôn ngữ và các phương thức biểu đạt và tiếp nhận thông tin trong bối cảnh giao tiếp, giúp cho sự phát triển và khả năng hòa nhập xã hội của trẻ. Bài viết đề cập đến: Một số khái niệm liên quan đến khiếm thính, điếc và tương tác xã hội; Đặc điểm nhu cầu sử dụng ngôn ngữ kí hiệu trong tương tác xã hội của trẻ điếc; Một số lưu ý đảm bảo tăng cường hiệu quả trong tương tác xã hội của trẻ điếc, trong đó nhấn mạnh đến khuyến khích trẻ sử dụng ngôn ngữ kí hiệu, sử dụng phương thức giao tiếp tổng hợp và thích ứng với nhu cầu giao tiếp thị giác để tạo một môi trường thân thiện, không áp lực, không có sự phân biệt loại hình ngôn ngữ với trẻ điếc. Từ khóa: Tương tác xã hội; ngôn ngữ kí hiệu; quá trình giao tiếp; mầm non.
|
THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC SINH HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRẦN THỊ GÁI Trường Đại học Vinh Email tranthigaidhv@gmail.com PHAN THỊ THANH HỘI Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Email phanthanhhoi@gmail.com Tóm tắt: Học tập trải nghiệm đòi hỏi học sinh phải chủ động chiếm lĩnh kiến thức và phát triển kĩ năng, năng lực. Để thực hiện được việc tổ chức học sinh trải nghiệm, giáo viên cần thiết kế các hoạt động trải nghiệm và hướng dẫn học sinh học tập. Bài viết đưa ra quy trình thiết kế các hoạt động trải nghiệm trong dạy học và một ví dụ minh họa về thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học chủ đề Thành phần hóa học của tế bào - Sinh học tế bào - Sinh học 10 ở trường phổ thông. Từ khóa: Hoạt động trải nghiệm; giáo dục trải nghiệm; dạy học; Sinh học.
|
THIẾT KẾ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC SINH HỌC VÕ THỊ ÁI MỸ Trường Trung học phổ thông Đông Hà - Quảng Trị Email: aimyvoqt@gmail.com
Tóm tắt: Dạy học phát triển năng lực nghiên cứu khoa học hướng đến giải quyết vấn đề khoa học có căn cứ khoa học. Khi thiết kế bài tập, giáo viên phải chú ý đến rèn luyện cho học sinh thực hiện được các bước của quá trình nghiên cứu khoa học như phát triển khả năng quan sát, đặt câu hỏi, xác định được vấn đề cần nghiên cứu, thiết lập giả thuyết khoa hoc, thiết kế thí nghiệm và rút ra được kết luận của quá trình nghiên cứu. Tùy vào đặc thù của môn Sinh học và định hướng năng lực cho học sinh, xu hướng chung của việc ra bài tập là hướng đến rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt ở các mặt lí thuyết, thực hành và ứng dụng. Qua đó, học sinh vận dụng được kiến thức lí thuyết lí giải được các vấn đề trong cuộc sống, rèn luyện khả năng tư duy, sáng tạo, giúp các em tự tin, chủ động, trong hoạt động học tập và cuộc sống. Từ khóa: Bài tập phát triển năng lực; nghiên cứu khoa học; dạy học; Sinh học.
|
KHAI THÁC LỜI GIẢI MỘT SỐ BÀI TOÁN HÌNH HỌC HỌA HÌNH SỬ DỤNG PHÉP THAY MẶT PHẲNG HÌNH CHIẾU ĐỖ THỊ TRINH Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên Email: dothitrinh@gmail.com
Tóm tắt: Trong các trường đại học khối kĩ thuật, Hình học Họa hình là học phần trang bị kiến thức và kĩ năng giúp người học đọc hiểu và thiết kế được những bản vẽ kĩ thuật. Bài viết trình bày việc khai thác lời giải của một số bài toán Hình học Họa hình sử dụng phép thay mặt phẳng hình chiếu nhằm giúp người học thấy được sự cần thiết của việc đưa bài toán về trường hợp đặc biệt. Qua đó, tư duy thuật toán được phát triển và từng bước rèn luyện khả năng tự học, tự giải quyết vấn đề cho người học. Người học có cơ hội thuận lợi tìm hiểu và phát triển tư duy thuật toán đối với các dạng bài toán liên quan. Từ khóa: Hình học Họa hình; phép thay mặt phẳng hình chiếu; thuật giải.
|
VẬN DỤNG KIẾN THỨC PHÉP BIẾN HÌNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH TOÁN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÀO GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CỦA HỌC SINH PHAN ANH TÀI Trường Đại học Sài Gòn Email: phananhtai@sgu.edu.vn
Tóm tắt: Đối với giáo dục toán học, những tình huống trong thực tế lao động - sản xuất và trong đời sống có vai trò rất quan trọng. Từ đó có thể mở rộng và vận dụng một cách linh hoạt các tri thức toán học giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực phát hiện và giải quyết những vấn đề có thể gặp phải trong đời sống hàng ngày. Mặt khác, có thể hình thành cho học sinh nhận thức: Cần xem xét những sự vật và hiện tượng trong những mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Bài viết nghiên cứu khai thác kiến thức về phép biến hình trong chương trình toán trung học phổ thông để rèn luyện cho học sinh vận dụng vào giải bài toán thực tiễn; giúp học sinh phát triển năng lực giải quyết những vấn đề trong học tập, trong đời sống hàng ngày. Từ khóa: Vận dụng kiến thức; phép biến hình; chương trình toán; tình huống thực tiễn; năng lực giải quyết vấn đề.
|
MỘT SỐ BẤT CẬP CỦA QUY CHẾ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ VÀ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HIỆN NAY CHỬ ĐỨC NHÃ Email: nhaducchu@gmail.com
Tóm tắt: Khoa học đo lường và đánh giá trong giáo dục đã được nghiên cứu phát triển ở nhiều nước từ thế kỉ trước và đã được ứng dụng vào hoạt động đánh giá và xếp loại học sinh. Ở Việt Nam, khoa học đo lường và đánh giá trong giáo dục mới được nghiên cứu ứng dụng trong những năm gần đây, nhưng chủ yếu tập trung vào việc phát triển các công cụ đo lường dưới dạng các bài thi trắc nghiệm mà chưa có các nghiên cứu ứng dụng vào lĩnh vực đánh giá, xếp loại học sinh. Từ góc độ các thành tựu của khoa học đo lường và đánh giá trong giáo dục và kinh nghiệm quốc tế về đánh giá và xếp loại học sinh, tác giả chỉ ra một số bất cập của quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông hiện hành. Từ đó cho thấy sự cần thiết phải đổi mới quy chế này trong tiến trình đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Từ khóa: Bất cập; đo lường; đánh giá; xếp loại; học sinh.
|
GIÁO DỤC KĨ NĂNG HỢP TÁC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI: XU HƯỚNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ VẬN DỤNG VÀO VIỆT NAM NGUYỄN THỊ MỸ TRINH - Email: mytrinhdhv@gmail.com VŨ THỊ NGỌC MINH - Email: ngocminh.ma@gmail.com Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
Tóm tắt: Bài viết đề cập đến xu hướng trên thế giới trong giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo. Xu hướng đó được xem xét ở hai khía cạnh cơ bản: 1/ Những đóng góp về lí luận liên quan đến vấn đề kĩ năng hợp tác và giáo dục kĩ năng hợp tác; 2/ Vấn đề giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ mầm non trong Chương trình giáo dục mầm non của một số nước. Trên cơ sở tìm hiểu các xu hướng đó, những bài học kinh nghiệm được rút ra để vận dụng vào bối cảnh giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở Việt Nam. Từ khóa: Giáo dục; kĩ năng hợp tác; trẻ mẫu giáo; trẻ 5-6 tuổi
|
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRONG NHÓM TRẺ ĐỘC LẬP TƯ THỤC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯƠNG THỊ VIỆT LIÊN Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh Email: truongthivietlien@gmail.com
Tóm tắt: Các nhóm trẻ độc lập tư thục ở TP. Hồ Chí Minh trong thời gian gần đây phát triển mạnh về số lượng, góp phần giảm bớt gánh nặng và tình trạng quá tải cho các cơ sở giáo dục mầm non công lập, đáp ứng nhu cầu được đến trường của trẻ dưới 36 tháng ở TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, công tác quản lí các nhóm trẻ độc lập tư thục hiện nay có những khó khăn và bất cập. Bài viết đưa ra các giải pháp: Phân cấp quản lí cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, nhóm trẻ độc lập tư thục; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động nhóm trẻ độc lập tư thục; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kĩ năng quản lí và chăm sóc, giáo dục trẻ trong nhóm trẻ độc lập tư thục; huy động các lực lượng xã hội tham gia, giám sát hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ trong nhóm trẻ độc lập tư thục; tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho xã hội và thực hiện đánh giá, thi đua khen thưởng mang tính công bằng. Từ khóa: Chăm sóc; giáo dục; nhóm trẻ độc lập tư thục; quản lí; chất lượng giáo dục.
|
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÍ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ NGHIỆP VỤ HÀNH CHÍNH GIÁO DỤC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH MỴ GIANG SƠN Trường Đại học Sài Gòn Email: mygiangson.sgu@gmail.com
Tóm tắt: Bài viết phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lí chất lượng đội ngũ cán bộ nghiệp vụ hành chính giáo dục - nguồn nhân lực trợ giúp cho công tác quản lí giáo dục, đồng thời trình bày thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố này trong quản lí đội ngũ cán bộ nghiệp vụ hành chính giáo dục tại các trường mầm non và phổ thông, phòng giáo dục và đào tạo, trường cao đẳng và đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh. Từ khóa: Yếu tố ảnh hưởng; quản lí; chất lượng; cán bộ nghiệp vụ hành chính giáo dục.
|
THỰC TRẠNG THAM GIA THẾ GIỚI TRỰC TUYẾN CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THANH HÙNG Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Email: tuanhung27@yahoo.com Tóm tắt: Bài viết nghiên cứu về thực trạng tham gia thế giới trực tuyến của sinh viên Đại học Huế. Mẫu nghiên cứu là 706 sinh viên đến từ 4 trường đại học của Đại học Huế đó là Trường Đại học Sư phạm, Trường Đại học Khoa học, Trường Đại học Ngoại ngữ và Trường Đại học Kinh tế. Một bảng hỏi được thiết kế nhằm khảo sát 4 vấn đề khi tham gia thế giới trực tuyến, đó là: (1) Tỉ lệ và phương tiện tham gia thế giới trực tuyến; (2) Mức độ tham gia thế giới trực tuyến; (3) Địa điểm tham gia thế giới trực tuyến; (4) Mục đích tham gia thế giới trực tuyến. Kết quả khảo sát từ bảng hỏi cho thấy hầu hết sinh viên tham gia thế giới trực tuyến (với tỉ lệ 98,3%); phương tiện dùng để tham gia thế giới trực tuyến nhiều nhất là các thiết bị di động; mức độ và thời lượng tham gia trực tuyến của sinh viên khá cao; địa điểm tham gia thế giới trực tuyến chủ yếu là tại nhà/phòng trọ; mục đích chính tham gia thế giới trực tuyến là “tương tác trực tuyến qua mạng xã hội (Facebook, Zalo…) xem bài/viết bài/like, comment, gửi tin/nhận tin…” và “nghe nhạc, xem nhạc, tải nhạc trực tuyến”. Kết quả nghiên cứu góp phần mở ra một hướng nghiên cứu mới về các hoạt động trong thế giới trực tuyến của sinh viên ở thời đại công nghệ thông tin.
Từ khoá: Thực trạng; thế giới trực tuyến; sinh viên; Đại học Huế.
|
NĂNG LỰC GIAO TIẾP TOÁN HỌC CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÁI NGUYÊN TRỊNH THỊ PHƯƠNG THẢO Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên Email: trinhthao.sptn@gmail.com
NGUYỄN PHƯƠNG THẢO Trường Đại học An Giang Email: npthao@agu.edu.vn
Tóm tắt: Trong khuôn khổ bài viết, nhóm tác giả mong muốn tổng quan lại các nghiên cứu về năng lực giao tiếp toán học, từ đó chỉ rõ các biểu hiện năng lực giao tiếp toán học, các mức độ về năng lực giao tiếp toán học của học sinh và một số nhận xét khi bước đầu tìm hiểu năng lực giao tiếp toán học của học sinh các trường trung học phổ thông ở Thái Nguyên. Từ khóa: Năng lực; giao tiếp toán học; đánh giá năng lực giao tiếp toán học; trường trung học phổ thông.
|
PHÒNG NGỪA CHO HỌC SINH LỚP 6 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THỰC NGHIỆM – HÀ NỘI CÓ NGUY CƠ RỐI NHIỄU HÀNH VI PHẠM THỊ PHƯƠNG THỨC Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Email: jerrypham411@gmail.com
Tóm tắt: Các rối nhiễu tâm lí ở thiếu niên hiện nay được chia thành 2 loại lớn là rối nhiễu hướng ngoại (các vấn đề hành vi) và rối nhiễu hướng nội (các vấn đề cảm xúc). Mặc dù rối nhiễu hành vi từ lâu đã được các nhà khoa học, các nhà thực hành lâm sàng trên thế giới quan tâm, việc nghiên cứu về rối nhiễu hành vi nói chung và ở học sinh trung học cơ sở nói riêng tại Việt Nam vẫn chưa thực sự tạo được nền tảng cho các can thiệp tâm lí hiệu quả. Việc nhận diện các dấu hiệu rối nhiễu đòi hỏi nhà tâm lí phải có những đánh giá bằng công cụ đo chuẩn kết hợp các phương pháp đánh giá khác. Mặc dù vậy, việc đánh giá, chẩn đoán và can thiệp cho các em này vẫn còn là thách thức lớn. Báo cáo này dừng lại ở việc đánh giá rối nhiễu hành vi trên quy mô HS một khối lớp và thảo luận một số biện pháp phòng ngừa cho các em có nguy cơ. Từ khóa: Phòng ngừa; học sinh lớp 6; Trường Trung học cơ sở Thực nghiệm; nguy cơ; rối nhiễu hành vi.
|
THIẾT KẾ BÀI ĐỌC HIỂU VĂN HỌC VIỆT NAM TRONG SÁCH GIÁO KHOA TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỦA MĨ VÀ HƯỚNG VẬN DỤNG BIÊN SOẠN SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN MỚI Ở VIỆT NAM Phan Thị Hồng Xuân Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Email: phanhongxuan@gmail.com
Tóm tắt: Để đạt được mục đích giáo dục của môn học Ngữ văn theo yêu cầu đổi mới mà chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đặt ra, vấn đề nghiên cứu, thiết kế bài học Ngữ văn theo hướng tiếp cận năng lực là một nhiệm vụ quan trọng, quyết định việc hiện thực hoá chương trình môn học, chất lượng sách giáo khoa, kết quả giáo dục môn học. Từ việc nghiên cứu bài đọc hiểu thơ Nguyễn Trãi trong sách giáo khoa Ngữ văn của Nhà xuất bản Glencoe McGraw-Hill, bài viết đưa ra những đề xuất cho việc thiết kế bài học đọc hiểu trong sách giáo khoa Ngữ văn mới ở Việt Nam nhằm phát triển năng lực học sinh.
Từ khóa: Đọc hiểu; văn học Việt Nam; sách giáo khoa; Ngữ văn; trung học phổ thông.
|
NGHIÊN CỨU CON ĐƯỜNG QUẢN LÍ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG CỦA TRUNG QUỐC NGUYỄN QUỐC TRỊ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Email: trinq@hnue.edu.vn
Tóm tắt: Xuất phát từ các phương diện mục tiêu quản lí, thể chế quản lí, chủ thể quản lí, chức năng quản lí… bài viết nghiên cứu con đường quản lí giáo dục phổ thông của Trung Quốc trong gần 70 năm qua, đồng thời, vận dụng các tiêu chuẩn khoa học hóa, dân chủ hóa, pháp trị hóa để tiến hành đánh giá con đường quản lí giáo dục phổ thông này. Sự nghiệp quản lí giáo dục phổ thông của Trung Quốc là hành trình không ngừng tìm tòi để phát triển, để lại nhiều bài học kinh nghiệm (cả thành công và thất bại) quý báu, có giá trị cho lí luận và thực tiễn hiện đại hóa quản lí giáo dục phổ thông hiện nay. Từ khóa: Nghiên cứu; quản lí; giáo dục phổ thông; Trung Quốc.
|