Thông tin giáo dục quốc tế số 6 (Lưu hành nội bộ) (phần 5)
Chủ đề: Lãnh đạo trường học nhằm cải thiện hệ thống quản lý giáo dục Phần Lan
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH VỀ HOẠT ĐỘNG TĂNG CƯỜNG LÃNH ĐẠO TRƯỜNG HỌC CỦA OECD
Andrew Hargreaves, Rapporteur
Gábor Halász
Beatriz Pont
5. Tiếp cận từ Phần Lan: chúng ta học được những gì?
Trong các quốc gia OECD, Phần Lan đại diện một ví dụ thành công về kết quả giáo dục. Người Phần Lan đã xoay sở để kết nối quá khứ và tương lai, thích ứng với thay đổi đồng thời vẫn duy trì truyền thống, nuôi dưỡng sự công bằng trong khi vẫn đảm bảo chất lượng kết quả giáo dục. Những điều này được thực hiện trong một bối cảnh lãnh đạo chia xẻ diện rộng, đảm bảo đạt được mục đích và mục tiêu trên toàn quốc. Có mục đích chung cho giáo viên, hiệu trưởng các trường, và cho những người tham gia quá trình giáo dục nhằm đảm bảo chất lượng cao. Những đặc điểm này giúp Phần Lan trở thành trọng điểm quan tâm quốc tế, cố gắng hiểu những điều phía sau sự thành công trong giáo dục. Dưới đây là danh sách những cân nhắc, đề xuất dễ nhận thấy trong các phương pháp tiếp cận giáo dục Phần Lan nhằm cải thiện hệ thống-những điều có thể được điều chỉnh và áp dụng ở các quốc gia hoặc bối cảnh khác:
• Sứ mệnh xã hội, giáo dục-bên ngoài yếu tố kỹ thuật về khoảng cách thành tích hoặc mục tiêu cao cả-là những mục tiêu mơ hồ tựa như “một nền giáo dục đẳng cấp thế giới”;
• Nhận thức được điểm quan trọng nhất trong kiểm soát chất lượng liên quan đến thành tích, là đầu vào chuyên môn, nơi các hình thức khuyến khích địa vị, khen thưởng và sự chuyên nghiệp cũng như nhiệm vụ xã hội nên được nhấn mạnh nhất;
• Tăng cường năng lực chuyên môn bằng cách giảm và hợp lý hoá nhu cầu không cần thiết về phạm vi, tốc độ và sự xâm nhập các sáng kiến và các biện pháp can thiệp bên ngoài;
• Giải quyết vấn đề phát triển và thực thi trách nhiệm nghề nghiệp và xã hội như một cách thay thế đảm bảo chất lượng so với sự nhấn mạnh trên diện rộng các hình thức quan liêu và thị trường theo hướng trách nhiệm;
• Phát triển lãnh đạo chính trị và chuyên môn để xây dựng lòng tin và sự hợp tác như cơ sở để cải tiến giáo dục;
• Xây dựng lãnh đạo một chiều rộng hơn không đơn thuần thông qua các mạng lưới nghề nghiệp phân tán địa lý và lỏng lẻo, mà còn thông qua hợp tác khu vực dựa trên cam kết và cải thiện phúc lợi của trẻ em và người dân trong thị trấn, thành phố;
• Thu hẹp sự bất bình đẳng về cơ hội và thành tựu bằng cách tích hợp các nguyên tắc mạnh trong công bằng xã hội vào lãnh đạo hệ thống: “ mạnh giúp đỡ yếu, phạm vi trong và ngoài cộng đồng láng giềng của trường học”;
• Gắn chặt mối quan hệ và tiếp nối giữa sự tiến bộ cần thiết và di sản có giá trị;
• Phân cấp các trách nhiệm cốt lõi đầy đủ như mức độ đáng kể trong phát triển chương trình giảng dạy từ thành phố đến địa phương để hợp tác và lãnh đạo một chiều có thể tham gia phương pháp sư phạm và chuyên môn, không đơn thuần là công việc hành chính;
• Mở rộng đội ngũ lãnh đạo và lãnh đạo phân quyền trong trường học nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo;
• Chú ý cụ thể trong học tập (chương trình giảng dạy và phương pháp sư phạm) làm cơ sở cho thành tích cao, hơn là thành tích đo lường thử nghiệm với hy vọng rằng nó sẽ phục vụ như đòn bẩy chính để cải thiện giảng dạy và học tập;
• Thử thách sự cần thiết để cải thiện thành tích bằng cách sử dụng các hệ thống trắc nghiệm đắt tiền và mở rộng;
• Khám phá các phương pháp tích hợp các nguyên tắc kinh doanh trong cải cách giáo dục và phát triển xã hội tri thức, với các nguyên tắc bảo toàn và tăng cường một nhà nước mạnh và xã hội toàn diện.
5.1. Kiến nghị đối với Phần Lan
Thành công của Phần Lan cần bền vững. Người Phần Lan vẫn tìm cách cải tiến hệ thống giáo dục. Bản thân họ đôi khi vẫn ngạc nhiên về kết quả PISA và hứng thú này lan tỏa khắp đất nước và họ tìm hiểu điều gì tạo nên sự thành công và những gì cần hoàn thiện. Tổ chức OECD tham quan Phần Lan, phân tích các phương pháp tiếp cận hệ thống lãnh đạo trường học, giúp Phần Lan đối mặt với những thách thức quan trọng trong những năm tới. Tiếp cận hệ thống về chia sẻ và phân bổ lãnh đạo ở các cấp khác nhau là một cách để giải quyết một số vấn đề ở Phần Lan trong những năm tới: giảm ngân sách giáo dục do lão hóa dân số cũng như sự thiếu hụt lãnh đạo trường học do nghỉ hưu. Một số gợi ý dưới đây có thể giúp Phần Lan giải quyết những vấn đề này hiệu quả hơn:
• Xây dựng chiến lược quốc gia rõ ràng về phát triển lãnh đạo và xây dựng đội ngũ lãnh đạo kế cận;
• Đi sâu vào lãnh đạo hiệu trưởng và lãnh đạo một chiều, vượt ra ngoài sự hợp tác hành chính và xã hội để cải tiến phương pháp thực hành sư phạm. Hỗ trợ các dự án thử nghiệm nhằm phát triển tổ chức và lãnh đạo tập trung vào nâng cao việc học tập và trên cơ sở hợp tác trường học-cộng đồng địa phương - và các tổ chức đào tạo giáo viên;
• Sử dụng hiệu trưởng gần nghỉ hưu hiện tại, không cần mở rộng dịch vụ và hợp đồng liên quan đến công việc hiện tại của họ, mà cho phép họ phát triển tăng cường năng lực lãnh đạo thông qua huấn luyện và tư vấn và cho phép những người khác cùng tham gia huấn luyện và tư vấn;
• Tăng cường dẫn chứng sáng tạo trường học qua các thử nghiệm chẩn đoán ban đầu, từ đó sự phát triển và thành tích từng học sinh ngày càng đa dạng, không những quản lý qua trực giác và tương tác, mà còn theo dõi phát hiện sớm trong bối cảnh đa dạng văn hóa;
• Xác định rõ và chia sẻ kiến thức ngầm về thành công trong giáo dục và kinh tế Phần Lan để những nước khác có thể học hỏi và kiến thức này có thể chuyển giao có tổ chức.
5.2 Nhận xét cuối cùng
Cuộc đấu tranh cho công bằng giáo dục và cải thiện thành tích là cần thiết và khẩn cấp tại các quốc gia. Các tổ chức nâng cao năng lực thúc đẩy nghiên cứu những thành tựu cũng như tồn tại. Tương tự, các quốc gia và tiểu bang có thể tăng cơ hội cải thiện khi họ cởi mở, tham gia và học hỏi từ thành công, sự tranh đấu và thất bại từ nơi khác. Giáo viên không thể tiến bộ nếu chỉ sao chép những người đã dạy họ - đặc biệt là ở các trường học riêng của họ, các môn học và học sinh có thể hoàn toàn khác nhau. Thừa nhận những thành công của người khác, tham gia với họ, sau đó thích ứng một cách thông minh và liên tục điều chỉnh theo hoàn cảnh - đây là những cách mà chúng ta cải thiện thông qua học tập.
Phần Lan thành công và cuộc đấu tranh liên tục đã tạo cơ hội cải tiến giáo dục cho những nước khác. Chúng tôi thấy rằng kinh nghiệm của Phần Lan được xem là một nguồn tham gia cởi mở và thông minh, dẫn đến những cải tiến thích ứng trong các tiểu bang và quốc gia khác. Đồng thời, ngay cả khi Phần Lan giữ vị trí đầu trong bảng xếp hạng thế giới về giáo dục và kinh tế, sự thành công hiện nay của nước này là do vận dụng những phương pháp hữu dụng. Phần Lan không thể đứng vững với thành công hiện tại nếu không phát triển bền vững tương lai. Sự trung thành tư tưởng không được làm giảm khả năng và sự cần thiết phải học liên tục, tương tác và quốc tế hóa nếu các hệ thống giáo dục và kinh tế của các quốc gia OECD chuyển đổi thành công vào xã hội tri thức.
Trong nhiệm vụ cải thiện thành tích và công bằng giáo dục, không ai nắm giữ các câu trả lời cuối cùng, nhưng chúng ta có thể học hỏi lẫn nhau, gắng tiếp tục hướng về phía trước. Với sự tham gia thông minh và cởi mở, cũng như nhạy bén với các bối cảnh văn hóa khác nhau, học tập xuyên quốc gia từ các trường hợp như thế này có thể dẫn đến quá trình lưu thông và ứng dụng, chuyển giao kiến thức thành công hữu ích cho nhiều quốc gia. Theo tinh thần đó, báo cáo này và các kết quả của nó đã được trình bày.
Nguồn: School leadership for systemic improvement in Finland: A case study report for the OECD activity, Improving school leadership, December 2007.
Chủ biên: PGS. TS. Nguyễn Thị Hoàng Yến
Hiệu đính: ThS. Vương Hồng Hạnh
Người dịch: Nguyễn Thị Thu Trang
Chi tiết xin liên hệ: Phòng Thư viện, số điện thoại: 04-39423754 hoặc theo địa chỉ thư điện tử: tttv@vnies.edu.vn