Mục tiêu nghiên cứu: Xác định thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục khu vực nông thôn trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
Sau một thời gian nghiên cứu, cùng với sự phối hợp của một số đơn vị như: Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn – Bộ NN&PTNT, Tổng cục Dạy nghề - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, một số Vụ, Cục trực thuộc Bộ giáo dục và Đào tạo,…Đề tài đã thu được một số kết quả chính như sau:
Về lý luận:
- Làm rõ một số vấn đề cơ sở lý luận chung về chất lượng giáo dục, quan hệ giữa chất lượng giáo dục với chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở nông thôn;
- Chỉ ra mối quan hệ giữa chuyển đổi cơ cấu kinh tế với phát triển giáo dục ở khu vực nông thôn;
- Tổng quan kinh nghiệm quốc tế (Trung Quốc, Úc) trong phát triển giáo dục ở nông thôn trong bối cảnh chuyển đổi. Qua đó rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam trong vấn đề này.
Về thực tiễn:
- Phân tích, làm rõ thực trạng chất lượng giáo dục ở khu vực nông thôn qua khảo sát ý kiến các đối tượng: CBQL, GV, HS, CMHS, đại diện doanh nghiệp về quan niệm đối với chất lượng giáo dục cũng như thực tế đáp ứng của chất lượng giáo dục đối với quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở nông thôn;
- Chỉ ra các giải pháp đã triển khai thực tế từ thực tế các địa phương được khảo sát, những kỳ vọng, đề xuất từ bên liên quan đối với việc cải thiện chất lượng giáo dục đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn;
- Từ kết quả khảo sát và kinh nghiệm quốc tế, đề tài đã đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở khu vực nông thôn trong bối cảnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
- Sản phẩm của đề tài gồm: 01 Báo cáo tổng kết và 01 báo cáo tóm tắt; 05 bài báo/báo cáo khoa học đăng trên các tạp chí và hội thảo khoa học.