Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu mô hình giáo dục người lớn của Hàn Quốc nhằm đề xuất những khuyến nghị phù hợp cho việc phát triển giáo dục người lớn của Việt Nam.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đề tài đã phân tích, làm rõ các nội dung sau:
- Nghiên cứu một số khái niệm liên quan: mô hình GDNL, GDTX, GDKCQ, GDNL, học tập suốt đời, xã hội học tập.
- Tìm hiểu bối cảnh KT-XH của Hàn Quốc, một số thành tựu chính và vấn đề còn tồn tại của GDNL Hàn Quốc.
- Nghiên cứu một số đặc điểm tổng quát và những thành tố cơ bản của mô hình GDNL Hàn Quốc, bao gồm: đặc điểm đối tượng của GDNL, các cơ sở cung cấp dịch vụ về GDNL, chương trình, nội dung giáo dục, đội ngũ giáo viên và hướng dẫn viên, cách thức tổ chức, thực hiện GDNL, quản lý, điều hành hệ thống GDNL, các nguồn lực cho GDNL, các văn bản pháp lý, chính sách cơ bản về GDNL, và hệ thống kiểm tra, đánh giá, công nhận kết quả học tập của người lớn.
Thông qua việc nghiên cứu mô hình GDNL của Hàn Quốc, đề tài rút ra 10 bài học kinh nghiệm về: 1/Quan điểm chỉ đạo và sự cam kết của chính phủ; 2/Cách tiếp cận đối với GDNL và HTSĐ; 3/Các cơ sở GDNL; 4/Chương trình GDNL; 5/Xây dựng, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho GDNL; 6/ Cách thức tổ chức, thực hiện GDNL; 7/Công tác quản lý, điều hành; 8/Xây dựng khung pháp lý và các chính sách đối với GDNL; 9/Phân bổ và uy động các nguồn tài chính cho GDNL; 10/Hệ thống kiểm tra, đánh giá, công nhận kết quả học tập.
Khuyến nghị: Đề tài đề xuất 15 khuyến nghị trong việc phát triển GDNL phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam; bao gồm 9 khuyến nghị đối với cấp Trung ương và 6 khuyến nghị đối với cấp địa phương.
Vương Hồng Hạnh