Với mục tiêu Đánh giá khả năng tiếp cận dịch vụ giáo dục của người nghèo ở các tỉnh miền núi phía Bắc trong điều kiện xã hội hóa các hoạt động giáo dục ở Việt Nam, những mặt được, hạn chế và nguyên nhân. Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp và khuyến nghị với các cấp quản lý, các đối tác xã hội có liên quan để tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ giáo dục.
Đề tài đã nghiên cứu cơ sở lý luận về đánh giá khả năng tiếp cận dịch vụ giáo dục (DVGD) của người nghèo, đã làm rõ nội hàm của các khái niệm và thuật ngũ liên quan; Xác định các nhân tố ảnh hưởng bao gồm các nhân tố thúc đẩy và rào cản đến khả năng tiếp cận dịch vụ giáo dục; Nghiên cứu khung đánh giá khả năng tiếp cận dịch vụ giáo dục của người nghèo. Đề tài cũng tiến hành nghiên cứu các thực trạng: nhu cầu về các loại hình dịch vụ giáo dục của người nghèo ở các tỉnh miền núi phía Bắc (về tiếp cận nhập học, tiếp cận nội dung chương trình, hình thức, phương pháp giáo dục, điều kiện và tiện nghi học tập ...); khả năng tiếp cận DVGD của người nghèo ở các tỉnh miền núi phía Bắc (đi học, đến trường, học tập, các hình thức, chất lượng giáo dục.v.v.); về công tác xã hội hóa các hoạt động giáo dục tại các tỉnh miền núi phía Bắc và tác động của nó đến khả năng tiếp cận DVGD của người nghèo.
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu lí luận và thực tiễn, nhóm tác giả đề tài đã đề xuất những giải pháp và khuyến nghị với các cấp quản lý, các đối tác xã hội có liên quan để tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ giáo dục của người nghèo ở các tỉnh miền núi phía Bắc trong điều kiện xã hội hóa các hoạt động giáo dục ở Việt Nam
Vũ Thị Hồng Khanh