Nghiệm thu đề tài KH&CN cấp Viện “Chính sách tài chính đảm bảo công bằng trong tiếp cận giáo dục đại học đối với sinh viên trong bối cảnh đại dịch COVID-19”

10/05/2022 11:25 GMT+7
Ngày 10/05/2022, tại phòng họp A13, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tổ chức nghiệm thu đề KH&CN cấp Viện “Chính sách tài chính đảm bảo công bằng trong tiếp cận giáo dục đại học đối với sinh viên trong bối cảnh đại dịch COVID-19”, mã số V2021-13, do ThS. Vũ Thị Quỳnh Nga làm chủ nhiệm. Buổi nghiệm thu được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

 


Chủ nhiệm đề tài trình bày kết quả nghiên cứu
  
Tham dự đề tài có sự chủ trì của Phó Viện trưởng Trần Huy Hoàng – Chủ tịch hội đồng, các thành viên của hội đồng, các đại biểu của các phòng chức năng và các thành viên của nhóm nghiên cứu.
 
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Đánh giá mức độ tác động của đại dịch COVID-19 đến tình hinh tài chính và việc tiếp cận giáo dục đại học của sinh viên, từ đó đề xuất khung chính sách tài chính hỗ trợ sinh viên, nhằm đảm bảo công bằng trong tiếp cận giáo dục đại học trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
 
Về cơ sở lý luận, đề tài đã đề cập các khái niệm cơ bản liên quan như chính sách, chính sách tài chính, công bằng, tiếp cận giáo dục, sinh viên, đại dịch COVID-19. Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu xác định được tác động của đại dịch COVID-19 đến quá trình học tập, nơi ở, tâm sinh lý, tình hình tài chính, và đến cơ hội tiếp cận giáo dục đại học. Ngoài ra, các chính sách tài chính cho sinh viên, đặc biệt là chính sách tài chính cho sinh viên trong bối cảnh đại dịch COVID-19 cũng đã được nghiên cứu.
 
Về cơ sở thực tiễn, đề tài đã khái quát về chính sách hỗ trợ tài chính của một số quốc gia trong bối cảnh đại dịch, từ đó đưa ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Thông qua khảo sát 120 học viên của ba trường đại học, nhóm nghiên cứu mô tả thực trạng tác động của đại dịch COVID-19 đến các khía cạnh tài chính của sinh viên.
 
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, đề tài đề xuất khung chính sách tài chính đảm bảo công bằng trong tiếp cận giáo dục đại học đối với sinh viên.
 
Tạp chí Khoa học giáo dục Việt Nam

 

Tin khác