Nghiệm thu đề tài KH&CN cấp Viện “Vận dụng các bài tập thực hành cuộc sống theo phương pháp Montessori trong hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo vùng dân tộc thiểu số”

20/05/2022 14:12 GMT+7
Ngày 20/5/2022, tại phòng họp C53, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã tổ chức nghiệm thu đề tài “Vận dụng các bài tập thực hành cuộc sốn theo phương pháp Montessori trong hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo vùng dân tộc thiểu số”, mã số V2021 – 02 do ThS. Đàm Thị Hoài Dung làm chủ nhiệm.

 
Phó Viện trưởng Nguyễn Đức Minh (bên trái) điều hành buổi nghiệm thu đề tài
  
Tham dự buổi nghiệm thu có sự chủ trì của PGS. TS. Nguyễn Đức Minh, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, các thành phần Hội đồng theo Quyết định và đại diện các phòng chức năng.
  
ThS. Đàm Thị Hoài Dung đại diện nhóm nghiên cứu trình bày kết quả nghiên cứu. Theo góc nhìn của đề tài, phương pháp Montessori là một trong những phương pháp giáo dục tiên tiến được các nhà giáo dục học lứa tuổi mầm non quan tâm. Lĩnh vực thực hành cuộc sống là một trong những lĩnh vực cơ bản nhằm giúp trẻ phát triển một số kỹ năng vận động, rèn luyện sự nhanh nhạy, khéo léo cho trẻ mẫu giáo. Trong chương trình giáo dục mầm non đã thể hiện rất rõ tính linh hoạt, gợi mở, sáng tạo… cho phép giáo viên mầm non tại các vùng miền trên toàn quốc được tìm hiểu, học hỏi và ứng dụng sáng tạo các phương pháp tiên tiến khi tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ em. Tuy nhiên giáo viên lại chưa có sự hiểu biết đầy đủ, chính xác về ý nghĩa, tính ưu việt, sự đơn giản… của các bài tập lĩnh vực thực hành cuộc sống theo phương pháp Montessori nên chưa biết vận dụng để có thể thiết kế nhiều hoạt động giáo dục hấp dẫn cho trẻ mẫu giáo vùng dân tộc thiểu số tham gia hoạt động ở trường mầm non.
  
Nhóm nghiên cứu đã đề xuất được hệ thống các bài tập thực hành cuộc sống theo phương pháp Montessosi như: nhóm các bài tập giao tiếp- ứng xử; nhóm các bài tập phát triển vận động; nhóm các bài tập chăm sóc bản thân; nhóm các bài tập chăm sóc môi trường; nhóm các bài tập ẩm thực để vận dụng linh hoạt trong các hoạt động giáo dục khác nhau ở trường mầm non vùng dân tộc thiểu số. Đồng thời nhóm nghiên cứu cũng đưa ra một số khuyến nghị đối với cán bộ quản lý các trường mầm non và giáo viên vùng dân tộc thiểu số.
  
Các thành viên hội đồng nghiện thu đánh giá đây là một đề tài thiết thực. Nội dung, kết quả nghiên cứu của đề tài phù hợp với mục tiêu đặt ra. Việc xây dựng được hệ thống các bài tập thực hành cuộc sống theo phương pháp Montessosi cho trẻ mẫu giáo vùng dân tộc thiểu số giúp trẻ có một số kỹ năng tự phục vụ trong cuộc sống hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
  
Tạp chí Khoa học giáo dục Việt Nam

Tin khác