Hội thảo "Phát triển ngành sư phạm và các trường sư phạm"; Dự án Phát triển giáo dục THCS II tạo sức lan tỏa bền vững;Báo động liên kết đào tạo trái phép;...
Thủ tướng phê duyệt chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020: Sẽ đổi mới chương trình, sách giáo khoa; Đầu tư 105 triệu USD phát triển giáo dục THPT; Chính thức trao quyền tự chủ cho cơ sở giáo dục đại học;.......
Công tác xã hội nhóm với việc giảm thiểu hành vi gây hấn cho học sinh THCS; Ðưa kiến thức về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai vào nhà trường; Trường ĐH công lập quốc tế: Áp dụng chương trình đào tạo cử nhân theo chuẩn;...
“Cần đẩy mạnh giáo dục di sản cho thế hệ trẻ”; Phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú ; UNESCO giúp đào tạo lập kế hoạch giáo dục Gắn quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho các địa phương trong tổ chức thi tốt nghiệp THPT; Ðánh giá chất lượng đào tạo qua phân tầng đại học; Thiếu kỹ năng xã hội: Nhân lực sẽ như cỗ máy?; Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020;…
Tự chủ đại học phải bảo đảm hậu kiểm ; Ðào tạo nguồn nhân lực ứng phó biến đổi khí hậu; Bộ GD&ĐT phân công lại công tác của lãnh đạo Bộ; Cơ sở quan trọng để làm nên chất lượng giáo dục đại học là đội ngũ cán bộ, giảng viên và cơ sở vật chất thiết bị dạy học....
Tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2012: Tỉ lệ chọi cao ở những khối thi, ngành học “hot”; Nghiêm cấm việc ép học sinh học thêm; Trẻ tự kỷ - cổng trường nào mở?; Mười nước có hệ thống giáo dục Đại học tốt nhất thế giới; UNESCO: Giáo dục đạo đức phải trở thành vấn đề quan trọng về học thuật; Tác giả 'Thế giới phẳng' tiên đoán cách mạng giáo dục…….
Bàn về triết lý giáo dục Việt Nam hiện đại, Tiến sĩ Nguyễn Viết Thịnh cho rằng khi con người phát triển hài hòa cả về trí tuệ, nhân cách và nghị lực trong một thế giới văn minh, có xu thế sống gần với thiên nhiên hơn, thì đó được gọi là Triết lý giáo dục "Xanh".
Triết lý giáo dục Việt Nam là vấn đề được thảo luận sôi nổi tại cuộc hội thảo do Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tổ chức tại ĐH Sư phạm TP.HCM ngày 19/8. Trong khuôn khổ một buổi sáng, hội thảo mới chạm tới phần khái niệm vốn bị coi là quá rộng lớn và có thể gây tranh luận trái chiều. 13 ý kiến phát biểu tại hội thảo đã được ban tổ chức ghi âm lại để nghiên cứu.
Bản đồ tư duy (BĐTD) còn gọi là bản đồ tư duy, lược đồ tư duy,… là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức,… bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực. Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ như bản đồ địa lí, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một chủ đề nhưng mỗi người có thể “thể hiện” nó dưới dạng BĐTD theo một cách riêng, do đó việc lập BĐTD phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người.
Bộ GD - ĐT vừa công bố dự thảo quy định về điều kiện thành lập và giải thể, nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục để lấy ý kiến đóng góp.
Mô hình trường phổ thông của Việt Nam trong 10 – 15 năm tới sẽ như thế nào? Phải chăng là một kiểu nhà trường phổ thông với tư cách là một tổ chức học tập nền tảng, nền tảng trong xây dựng nhân cách con người Việt Nam, nền tảng để học tập suốt đời, nền tảng cho giáo dục vì sự phát triển bền vững, cho sự bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam...