Mục lục tạp chí Khoa học giáo dục số 78

10/08/2017 16:55 GMT+7
Mục lục và tóm tắt tạp chí Khoa học giáo dục số 78, tháng 3-2012

NGHIÊN CỨU

1. Nguyễn Quang Kính

Nhận thức lại sứ mạng và mục tiêu giáo dục là khởi đầu cốt lõi của đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục quốc dân (Tiếp theo)

Bài viết  đề cập  sự đổi thay mục tiêu giáo dục trước yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và phương hướng đổi mới mục tiêu giáo dục; đề xuất sơ bộ về mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể của các cấp học phổ thông

 

2. Đặng Thành Hưng

Bản chất và điều kiện của việc tự học

Bài viết bàn về vấn đề tự học. Tác giả phân tích những cách giải thích và biện hộ sai lầm về tự học đồng thời nêu nleen bản chất của tự học. Cuối cùng, tác giả trình bày những điều kiện của tự học và việc GD năng lực tự học cho HS.

 

3. Nguyễn Tiến Hùng

Một số vấn đề về dân chủ hóa trong giáo dục

Tác giả phân tích bản chất của dân chủ hóa giáo dục thông qua các đặc điểm của một nền giáo dục dân chủ: Tự do lựa chọn đi đôi với trách nhiệm; tự định hướng và tư duy độc lập; trao quyền và hợp tác...

 

4. Phan Thị Ngọc Anh, Nguyễn Sinh Thảo

Những đặc điểm vận động của trẻ mẫu giáo 5 tuổi

Bài viết trình bày một số kết quả khảo sát về đặc điểm phát triển vận động của trẻ mẫu giáo 5 tuổi. Trên cơ sở xây dựng bộ công cụ gồm 1 số bài tập đo, phân tích kết quả trẻ thực hiên bài tập, kết hợp với quan sát, nhóm tác giả rút ra một số nhận xét về đặc điểm phát triển vận động của trẻ.

 

5. Phạm Sỹ Nam

Tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm của học sinh – Khâu then chốt trong tiến trình vận dụng lí thuyết kiến tạo vào dạy học ở trường phổ thông

Lí thuyết kiến tạo trong dạy học cho rằng về cơ bản, việc học gắn liền với sự tương tác giữa hai yếu tố: Những sơ đồ tri thức của người học và những tri thức mới.  Vì vậy, những trải nghiệm của người học có vai trò quan trọng trong quá trình dạy học. Bài viết này đưa ra một chu trình và một số kỹ thuật trong việc dạy học trên cơ sở trải nghiệm.

 

6. Vũ Thị Thịnh

Tích hợp giáo dục những vấn đề khoa học xã hội – nhân văn trong dạy học Ngữ  văn

Đề cập đến việc tích hợp giáo dục những vấn đề khoa học xã hội – nhân văn trong dạy học ngữ văn ở trường phổ thông hiện nay, tác giả trình bày: 1/ Vấn đề tích hợp trong và tích hợp ngoài bộ môn; 2/ Tích hợp như là một khoa học sư phạm; 3/ Dạy học tích hợp các tri thức khoa học xã hội nhân văn qua những tác phẩm văn xuôi Việt Nam hiện đại.

 

7. Cao Thị Thặng, Nguyễn Thị Hồng Gấm

Thiết kế giáo án dạy học tích cực phù hợp với thực tế dạy học ở phổ thông  góp phần phát triển năng lực sáng tạo cho sinh viên Hóa ở trường sư phạm

Để góp phần phát triển năng lực sáng tạo cho sinh viên khoa h óa ở trường sư phạm , theo tác giả thì việc thiết kế giáo án dạy học tích cực phú hợp với thực tế dạy học ở trường phổ thông nên tiến hành theo quy trình 5 bước và 4 hoạt động nhằm áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào bài giảng.

 

8. Nguyễn Cẩm Thanh

Thiết kế nội dung học tập thực hành kĩ thuật theo quan điểm dạy học tương tác tích cực

Bài viết trình bày luận điểm cơ bản của quan điểm dạy học tương tác tích cực, bản chất nội dung học tập thực hành kỹ thuật, từ đó thiết kế nội dung học tập tuân theo nguyên tắc thiết kế, xác định lôgíc thiết kế bằng các hoạt động học tập tương tác tích cực.

 

9. Nguyễn Quang Giao

Quản lí chất lượng trong giáo dục đại học và vận dụng vào thực tiến của Việt Nam

Chất lượng luôn là mối quan tâm hàng đầu của xã hội bởi lẽ nó là động lực để con người không ngừng vươn lên và phát triển. Đối với giáo dục đại học chất lượng là đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển của quốc gia, và là nguồn đầu tư mang lại lợi lớn nhất đối với từng cá nhân. Trong xu thế hội nhập, phát triển và cạnh tranh, đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo là nhiệm vụ của bất kỳ trường đại học nào trên thế giới. Chính vì vậy, các trường ĐH quan tâm đầu tư đến công tác quản lý chất lượng của nhà trường.

10. Phạm Văn Sơn

Sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong giáo dục hướng nghiệp

Tác giả giới thiệu 4 phương pháp dạy học tích cực thường được dùng trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở nhà trường phổ thông, các trung tâm kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp hiện nay

 

11. Lương Thị Tâm Uyên

Một số biện pháp phối hợp đào tạo giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp

Tác giả đề xuất 6 biện pháp phối hợp đào tạo giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp nhằm đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề, có đủ các yếu tố mà cơ sở sản xuất yêu cầu

 

TRAO ĐỔI

12. Võ Thị Xuân

Một số vấn đề về phương pháp dạy học đại học

Quá trình chuyển đổi từ  phương thức đào tạo theo học chế niên chế sang học chế tín chỉ hiện nay ở các trường cao đẳng và đại học đã và đang đòi hỏi sự đổi mới toàn diện giáo dục đại học, đặc biệt là về phương pháp dạy và học.Bài viết này bước đầu đề cập những vấn đề của phương pháp dạy học ở đại học như quan niệm, đặc điểm, các phương pháp dạy học hiện đại và đề xuất cơ sở lựa chọn phương pháp dạy học theo mục đích học tập.

 

THỰC TIỄN GIÁO DỤC

13. Nguyễn Sỹ Thư

Những kinh nghiệm thực tiễn về phân luồng học sinh sau tốt nghiệp tạo các tỉnh Tây Nguyên

Từ thực trạng công tác phân luồng HS sau tốt nghiệp trung học cơ sở ở địa bàn Tây Nguyên, tác giả bài viết đưa ra 4 giải pháp cơ bản nhằm phân luồng HS sau tốt nghiệp trung học cơ sở trên cơ sở những kinh nghiệm thực tiễn về phân luồng HSsau tốt nghiệp trung học cơ sở tại các tỉnh Tây Nguyên.

 

14. Nguyễn Phan Hưng

Đào tạo nghề cho  lao động nông thôn Bình Thuận – Một số vấn đề cơ bản

Tác giả trình bày một số vấn đề cơ bản trong việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Bình Thuận, bao gồm: 1/ Hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn Bình Thuận; 2/ Dự báo nhu cầu dạy nghề đến năm 2020; 3/ Một số định hướng hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn Bình Thuận

 

GIÁO DỤC DÂN TỘC

15. Vi Văn Điểu

Giáo dục song ngữ - Một chặng đường nhìn lại

Bài viết trình bày một số kết quả đạt được của chương trình thử nghiệm giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ đối với bậc học mầm non và cấp Tiểu học trên địa bàn các tỉnh; Lào Cai (tiếng Mông); Gia Lai (tiếng Jrai); Trà Vinh (tiếng Khmer) và đưa ra một số đề xuất cụ thể .

 

GIÁO DỤC NƯỚC NGOÀI

16.Đỗ Thị Ngọc Hiền

Xu thế phát triển chương trình ngoại ngữ/tiếng Anh của một số nước trên thế giới

Bài viết trình bày tổng quan về chương trình môn ngoại ngữ nói chung và môn tiếng Anh nói riêng của một số nước trên thế giới. Từ đó, tác giả đưa ra một số nhận định về xu thế phát triển chương trình ngoại ngữ/Tiếng Anh trên thế giới hiện nay và rút ra 1 số bài học cho VN trong lĩnh vực này.

 

17. Bùi Thanh Xuân, Nguyễn Dục Quang

Về công tác giáo viên chủ nhiệm ở một số nước

Bài viết trình bày một số vấn đề về công tác giáo viên chủ nhiệm ở một số nước trên thế giới. Trong bài, tác giả trình bày: Vị trí, tầm quan trọng của công tác giáo viên chủ nhiệm; Chức năng, nhiệm vụ và một số hoạt động cụ thể của giáo viên chủ nhiệm trong trường phổ thông.

   

Mục lục bằng Tiếng Anh