Mục lục tạp chí Khoa học giáo dục số 79

10/08/2017 16:55 GMT+7
Mục lục và tóm tắt tạp chí Khoa học giáo dục số 79, tháng 4-2012

NGHIÊN CỨU

1. Phạm Đỗ Nhật Tiến

Giáo dục trong Hiến pháp 1992: Nội dung và một số đề xuất về sửa đổi, bổ sung

Căn cứ vào những nội dung về giáo dục trong Hiến pháp 1992 của Việt Nam, trên cơ sở tham khảo về nội dung giáo dục trong Hiến pháp một số nước, tác giả bài đề xuất một số sửa đổi và bổ sung Hiến pháp Việt Nam cả về cấu trúc và nội dung liên quan đến giáo dục.

 

2. Đỗ Ngọc Thống

Cấu trúc bậc học và thời lượng giáo dục trong nhà trường phổ thông

Bài viết trình bày một số thông tin xung quanh vấn đề cấu trúc các bậc học, thời lượng giáo dục trong nhà trường phổ thông của một số nước trên thế giới và  đưa ra một số phân tích, bình luận cụ thể.

 

3. Đỗ Bích Loan

Cơ sở khoa học của phân luồng và liên thông trong hệ thống giáo dục quốc dân

Phân luồng và liên thông trong hệ thống giáo dục là hiện tượng nảy sinh trong hoạt động giáo dục, là hai phạm trù khác nhau nhưng có mối quan hệ chặt chẽ và mật thiết với nhau. Phân luồng và liên thông có ảnh hưởng trực tiếp đến Chiến lược phát triển nhân lực của mỗi quốc gia và hướng tới xây dựng một xã hội học tập. Vấn đề này đã và đang được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm, trong đó có Việt Nam. Trên cơ sở đó, bài viết trình bày cơ sở khoa học của phân luồng và liên thông trong hệ thống giáo dục quốc dân.

 

4. Nguyễn Văn Lộc, Phan Anh Tài

“Liên tưởng” trong hình thành năng lực giải quyết vấn đề qua hoạt động giải bài tập hình học không gian lớp 11 trung học phổ thông

Bài viết phân tích cơ sở xác định các kiểu “liên tưởng” và mô tả nội dung các kiểu “liên tưởng” trong hình thành năng lực giải quyết vấn đề qua hoạt động giải bài tập hình học không gian lớp 11.

 

5. Phan Thị Luyến

Năng lực chủ chốt trong chương trình giáo dục phổ thông

Bài viết bàn về vấn đề năng lực chủ chốt trong chương trình GDPT, giới thiệu những năng lực chủ chốt được chú trọng đối với HS phổ thông ở một số nước trên thế giới. Cuối cùng, tác giả phân tích yêu cầu về năng lực trong chương trình GDPT Việt Nam sao cho đáp ứng được với những đòi hỏi của xã hội và tiếp cận được với xu hướng của thế giới

 

6. Nguyễn Khắc Hùng

Đặc điểm tâm lí học sinh trung học phổ thông và kinh nghiệm triển khai giáo dục pháp luật trong hệ thống giáo dục phổ thông  

Tác giả trình bày một số đặc điểm tâm lí học sinh trung học phổ thông và kinh nghiệm triển khai giáo dục pháp luật trong hệ thống giáo dục phổ thông.

 

7. Nguyễn Xuân Hải

Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên cho giáo dục hoà nhập cấp trung học cơ  cơ sở

Từ những dự báo về nguồn nhân lực giáo viên dạy hòa nhập, tác giả đề ra những biện pháp nhằm đào tạo bồi dưỡng giáo viên giáo dục hòa nhập cho cấp trung học cơ sở.

 

8. Mỵ Giang Sơn

Đổi mới hoạt động thực tập sư phạm  trong đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo định hướng chuẩn nghề nghiệp

Bài báo đề cập đến vấn đề đổi mới hoạt động thực tập sư phạm trong đào tạo GV THPT ở giai đoạn hiện nay theo định hướng Chuẩn nghề nghiệp GV trung học. Để tiếp cận và hướng đến việc đáp ứng hệ thống các yêu cầu của Chuẩn nghề nghiệp GV, hoạt động thực tập sư phạm cần đổi mới trên các phương diện: nội dung thực tập, xây dựng tiêu chí đánh giá và tổ chức đánh giá  thực tập sư phạm.

 

9. Nguyễn Thành Vinh

Đổi mới phương pháp dạy học và vai trò của hiệu trưởng trong việc quản lí phương pháp dạy học ở trường phổ thông

Trong đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) cần quan tâm tới vấn đề quản lí việc đổi mới PPDH của hiệu trưởng. Mỗi hiệu trưởng cần xác định đúng vai trò của mình và áp dụng các biện pháp phù hợp để thực hiện có hiệu quả chủ trương đổi mới PPDH hiện nay.

 

10. Nguyễn Thu Hằng, Cao Thị Thặng

Dạy học và kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức kĩ năng hướng tới phát triển một số năng lực cho sinh viên sư phạm

Việc d¹y häc vµ kiÓm tra, ®¸nh gi¸ theo chuÈn kiÕn thøc-kÜ n¨ng cần tuân thủ quy trình dạy học gồm 7 bước: nghiên cứu chương trình; so sánh nội dung; thiết kế và thực hiện giáo án; xác định phương pháp và thiết bị dạy học; thiết kế hoạt động và lựa chọn câu hỏi, đề kiểm tra, đáp án; tiến hành và phân tích đánh giá kết quả.

 

11. Nguyễn Văn Giang

Hợp tác nhà nước-tư nhân trong giáo dục: Bài học từ kinh nghiệm quốc tế

Bài viết tiến hành nghiên cứu kinh nghiệm về mô hình PPP của một số quốc gia trên thế giới. Tác giả đã tổng hợp khung khái niệm PPP trong các ngành, gồm có giáo dục; cơ sở dẫn tới áp dụng mô hình, sự khác biệt giữa xã hội hóa giáo dục và hợp tác nhà nước - tư nhân trong bối cảnh của Việt Nam. Ngoài ra, bài viết cũng đã thảo luận những ưu điểm và nhược điểm của hợp tác nhà nước - tư nhân, nhất là trong bối cảnh của Việt Nam. Cuối cùng, bài viết xem xét, phân tích một số điều kiện cơ bản để áp dụng thành công hình thức PPP trong tương lai gần.

 

TRAO ĐỔI

12. Nguyễn Văn Đệ, Vũ Văn Đức

Bàn về mô hình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm ở các trường đào tạo giáo viên

Bài viết bàn về những yêu cầu của hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm khi chuyển qua đào tạo theo hệ thống tín chỉ; từ đó, đề xuất mô hình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm ở các trường đào tạo giáo viên trong bối cảnh mới.

 

THỰC TIỄN GIÁO DỤC

13. Đỗ Đình Thái

Tác động của gia đình đến kết quả tuyển sinh đại học

Bài viết trình bày kết quả khảo sát một số yếu tố về vai trò của gia đình có khả năng tác động đến việc hỗ trợ học sinh vào đại học (tác động của các yếu tố đến kết quả tuyển sinh đại học). Qua đó, tác giả phân tích mức độ tác động của các yếu tố này để làm sáng tỏ vai trò của gia đình trong việc hỗ trợ học sinh vào đại học.

 

14. Lê Chi Lan

Mối liên hệ giữa đề cương chi tiết môn học với sự thay đổi phương pháp giảng dạy của giảng viên Trường Cao đẳng Sài Gòn

Tác giả phân tích một số kết quả  khảo sát tại trường đại học Sài Gòn nhằm làm rõ mối quan hệ giữa đề cương chi tiết của môn học và sự thay đổi phương pháp giảng dạy của giảng viên.

GIÁO DỤC DÂN TỘC

15. Đào Nam Sơn

Chuyển di ngôn ngữ và chặng cuối của chương trình giáo dục song ngữ

Bài viết trình bày về vấn đề chuyển di ngôn ngữ và nửa chặng cuối của việc triển khai thực nghiệm chương trình giáo dục song ngữ.

 

GIÁO DỤC NƯỚC NGOÀI

16. Phạm Văn Đại

Kinh nghiệm quản lí các cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài trên thế giới

Tác giả trình bày kinh nghiệm quản lí các cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài tại một số nước như: Thái Lan, Indonesia,  Malaysia, Trung Quốc, New Zealand, Australia.

 

17. Đinh Nguyễn Trang Thu

Giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật ở Nhật Bản

Bài viết giới thiệu về công tác GD hòa nhập cho trẻ khuyết tật ở Nhật Bản, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm, mà theo tác giả, Việt Nam có thể học tập trong lĩnh vực này như: Coi hệ thống phúc lợi xã hội là nền tảng; Đa dạng hóa các dịch vụ đáp ứng nhu cầu đặc biệt và; Sự liên kết chặt chẽ giữa các ban ngành và chính sách hỗ trợ.

 


  
Mục lục bằng Tiếng Anh