NGHIÊN CỨU |
|
1. Phan Văn Kha |
Cơ cấu hệ thống giáo dục phổ thông Việt Nam Tác giả trình bày một số căn cứ đề xuất cơ cấu hệ thống giáo dục phổ thông Việt Nam, bài học kinh nghiệm của 3 lần cải cách giáo dục ở nước ta, xu thế phát triển hệ thống giáo dục phổ thông của thế giới; qua đó đề xuất cơ cấu hệ thống giáo dục phổ thông Việt Nam trong thời gian tới.
|
2. Nguyễn Minh Thuyết |
Sách giáo khoa phổ thông nước ngoài và một số kinh nghiệm cho Việt Nam Bài viết phân tích một số bộ SGK nước ngoài như: Bộ SGK Le francais của Pháp, Bộ SGK Tiếng Anh của Ấn Độ, Bộ GSK của Hàn Quốc, Bộ SGK của Colombia…, từ đó rút ra một số kinh nghiệm cho việc biên soạn SGK của VN. |
3. Nguyễn Thanh Hùng |
Nuôi dưỡng và xa lánh ý nghĩa của tâm ngữ học trong đọc hiểu văn chương Theo tác giả bài báo, một trong những học thuyết để đọc hiểu nói chung là tâm ngữ học (tâm lí ngôn ngữ học). Bài viết phân tích tác động tích cực và tiêu cực của ngôn ngữ học tâm lí trong đọc hiểu văn chương.
|
4. Nguyễn Tiến Hùng |
Xu thế phát triển giáo dục phổ thông Theo tác giả, xu thế phát triển hệ thống giáo dục phổ thông hiện nay trên thế giới phổ biến là 12 năm theo cơ cấu: 6 năm GD tiểu học + 3 năm GD THCS + 3 năm GD THPT; và độ tuổi học sinh tốt nghiệp GDPT hoàn chỉnh phổ biến là 18 tuổi.
|
5. Lê Thị Tuyết Hạnh |
Phương pháp dụng học ngôn ngữ và những hiểu biết ngoài văn bản với việc phân tích tác phẩm Chiếu dời đô trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 Bài viết trình bày phương pháp dụng học ngôn ngữ (ngôn ngữ trong quan hệ với người sử dụng) và những hiểu biết ngoài văn bản với việc phân tích tác phẩm Chiếu dời đô trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8.
|
6. Phan Văn Nhân |
Phát triển chương trình giáo dục hướng nghiệp theo tiếp cận năng lực Bài viết bàn về vấn đề phát triển chương trình GD hướng nghiệp theo năng lực. Tác giả đưa ra một số cơ sở lí luận về tiếp cận phát triển chương trình GD hướng nghiệp theo năng lực, phân tích thực trạng chương trình GD hướng nghiệp hiện nay, đồng thời đề xuất quy trình và nội dung của chương trình GD hướng nghiệp theo năng lực.
|
7. Trần Thị Tuyết Oanh |
Định hướng phát triển kĩ năng sư phạm cho sinh viên theo tiếp cận năng năng lực trong đào tạo giáo viên Trong quá trình đào tạo ở các trường đại học sư phạm, kí năng sư phạm và năng lực sư phạm liên quan mật thiêt với nhau , trong bài viết, tác giả trình bày những định hướng phát triển kĩ năng sư phạm cho sinh viên các trường đại học sư phạm theo hướng tiếp cận năng lực trong việc đào tạo giáo viên
|
8. Thái Huy Bảo |
Đánh giá giảng viên bộ môn phương pháp giảng dạy trong các trường đại học và khoa sư phạm của các trường đại học Bài viết đề cập đến nội dung đánh giá giảng viên bộ môn phương pháp giảng dạy trong các trường đại học và khoa sư phạm của các trường đại học dựa trên 4 lĩnh vực sau: phẩm chất chính trị; đạo đức, lối sống; kĩ năng giảng dạy và nghiên cứu khoa học; các hoạt động phát triển xã hội, cộng đồng. Từ đó, tác giả đưa ra 30 tiêu chí đánh giá giảng viên bộ môn Phương pháp giảng dạy.
|
9. Bùi Hiền Thục |
Một số kĩ thuật đo lường trắc nghiệm khách quan Khoa học đo lường và đánh giá kết quả giảng dạy, học tập của học sinh, giáo viên giúp các nhà quản lí kiểm tra được chất lượng sản phẩm giáo dục theo các tiêu chí đánh giá khác nhau. Từ đó có thể phần nào khắc phục được sự thiếu hoàn chỉnh của hệ thống tiêu chí kiểm tra, đánh giá đang được thực hiện trong hệ thống giáo dục của các nhà trường trung học cơ sở ở Việt Nam dựa trên 3 yếu tố: độ phân biệt, độ giá trị và độ tin cậy trong quá trình soạn thảo bài kiểm tra trắc nghiệm.
|
10. Trần Thị Thanh Phương |
Phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn học trong các trường đại học Bài viết bàn về phương pháp kiểm tra – đánh giá kết quả học tập môn học ở bậc ĐH, trong đó tác giả đề cập đến khái niệm kiểm tra – đánh giá; đặc điểm và nhiệm vụ của KT-ĐG và; một số phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn học thông dụng ở bậc đại học.
|
11. Nguyễn Quang Việt |
Đánh giá kết quả học tập theo định hướng năng lực hành nghề của học sinh trong các cơ sở dạy nghề Đánh giá theo năng lực là một xu hướng tiếp cận chất lượng hiện nay trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Bài viết nhận diện một số vấn đề về thực trạng và đề xuất giải pháp thực hiện việc đánh giá kết quả học tập theo định hướng năng lực hành nghề trong các cơ sở dạy nghề hiện nay ở Việt Nam
|
12. Vũ Khánh Linh |
Nhu cầu giao tiếp của thiếu niên với cha mẹ Bài báo tập trung tìm hiểu nhu cầu giao tiếp của thiếu niên với cha, mẹ. Kết quả nghiên cứu được phân tích và so sánh trên nhiều tiêu chí khối lớp, học lực, địa bàn, giới tính... Bài báo đã chỉ ra mức độ, nguyên nhân ảnh hưởng đến nhu cầu giao tiếp của thiếu niên với cha mẹ. |
13. Phạm Minh Mục, Trần Thu Giang |
Phát triển giao tiếp cho trẻ khiếm thị đa tật Giáo dục trẻ khiếm thị đa tật là quá trình vô cùng phức tạp, bài viết đề cập đến việc phát triển giao tiếp cho trẻ khiếm thị đa tật thông qua 4 phương pháp cơ bản là: Sử dụng đồ vật, tranh ảnh, chữ in và chữ nổi; sử dụng đồ vật để đàm thoại; sờ và sử dụng đồ vật như những dấu hiệu; thiết lập hệ thống giao tiếp bằng đồ vật.
|
TRAO ĐỔI |
|
14. Nguyễn Bá Thái |
Phương thức quản lí theo bảng điểm cân bằng và ứng dụng vào quản lí thực hiện chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 ở Việt Nam Tác giả giới thiệu phương thức quản lí theo bảng điểm cân bằng và việc ứng dụng bảng điểm cân bằng vào quản lí thực hiện chiến lược phát triển giáo dục-đào tạo ở nước ta.
|
THỰC TIỄN GIÁO DỤC |
|
15. Nguyễn Ánh Hồng |
Những khó khăn trong giáo dục con của cha mẹ học sinh trung học phổ thông ở thành phố Hồ Chí Minh Bài viết trình bày kết quả đánh giá của 502 cha mẹ HS ở 6 trường THPT trên địa bàn TP Hồ Chí Minh về những khó khăn trong việc dạy con của cha mẹ học sinh qua phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu cá nhân và phỏng vấn nhóm tập trung,
|
16. Lê Thị Phượng |
Về chương trình và tài liệu dạy học kiến thức văn học địa phương Thanh Hóa ở trung học cơ sở Tác giả bàn về giải pháp xây dựng nội dung chương trình và tài liệu dạy học kiến thức văn học địa phương Thanh Hóa nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học chương trình văn học địa phương trong nhà trường, đảm bảo yêu cầu nội dung dạy học văn học địa phương phải góp phần thực hiện mục tiêu môn học Ngữ văn.
|
GIÁO DỤC DÂN TỘC |
|
17. Đào Thị Bình, Đào Nam Sơn |
Tri thức địa phương với giáo dục học sinh dân tộc thiểu số Tác giả trình bày một số vấn đề về tri thức địa phương và giáo dục tri thức địa phương cho học sinh dân tộc thiểu số, và sự thể hiện chương trình nghiên cứu thực hành giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ trong sách giáo khoa.
|
GIÁO DỤC NƯỚC NGOÀI |
|
18 . Mikhail Njankovski (Lê Sơn dịch) |
Nghĩ về bộ môn văn học trong nhà trường Nga hiện nay Tác giả trình bày một số suy nghĩ của mình về vai trò của môn văn trong nhà trường ở nước Nga hiện nay
|