Mục lục tạp chí Khoa học giáo dục số 84

10/08/2017 16:55 GMT+7
Mục lục và tóm tắt tạp chí Khoa học giáo dục số 84, tháng 9-2012

NGHIÊN CỨU

1.Đặng Ứng Vận, Nguyễn Thị Huyền Trang

Tiếp tục đổi mới giáo dục phổ thông nên bắt đầu từ các giải pháp xã hội

Tác giả khẳng định chương trình và chất lượng giáo dục phổ thông hiện nay về cơ bản đáp ứng yêu cầu sử dụng của xã hội. Những bức xúc trong giáo dục phổ thông hiện nay là các vấn đề xã hội chứ không đơn thuần là vấn đề giáo dục. Vì thế, việc tiếp tục đổi mới giáo dục phổ thông nên bắt đầu từ các giải pháp xã hội.

 

2.Đặng Quốc Bảo

Kiến giải về văn hoá nhà trường và quản lí xây dựng văn hoá nhà trường

Tác giả trình bày một số kiến giải về văn hoá nhà trường và quản lí xây dựng nhà trường: Quan niệm về phạm trù văn hoá; thiết chế nhà trường trong tiến trình phát triển của xã hội; điều kiện cần và đủ để có văn hoá nhà trường; quản lí nhà trường, và thông điệp văn hoá nhà trường.

 

3.Đặng Thành Hưng

Quan niệm đạo đức và giáo dục đạo đức trong nhà trường hiện đại

Đề cập đến vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức trong nhà trường hiện đại, bài viết trình bày quan niệm của tác giả về: Khái niệm đạo đức; bản chất của giáo dục đạo đức và các nguyên tắc của giáo dục đạo  đức. 

 

4.Nguyễn Đức Minh

Một số vấn đề về đánh giá theo kiến thức, kĩ năng và theo năng lực của học sinh

Bài viết trình bày  một số vấn đề về đánh giá theo kiến thức, kĩ năng và năng lực của học sinh. Trong bài, tác giả phân tích: 1/ Mục đích của việc đánh giá kết quả học tập; 2/ Đánh giá kết quả giáo dục theo kiến thức, kĩ năng và thái độ; 3/ Đánh giá theo năng lực học sinh.

 

5.Bùi Việt Phú

Ứng dụng e-learning trong dạy học

Đề cập đến việc ứng dụng E- learning trong dạy học, bài viết trình bày: Khái niệm về E- learning; Đặc điểm chung của E-learning; Một số hình  thức đào tạo; Ưu điểm của E- learning trong dạy học; Tình hình phát triển ứng dụng E- learning trên thế giới và Việt Nam hiện nay.

 

6.Thái Huy Bảo

Mô hình nhân cách người giảng viên bộ môn phương pháp giảng dạy trong các trường đại học sư phạm và khoa sư phạm của các trường đại học

Để phát triển vững chắc đội ngũ giảng viên bộ môn phương pháp giảng dạy cần phải xác định rõ mô hình nhân cách của người giảng viên bộ môn này, dựa trên các chức năng cơ bản của họ như. Nhà giáo giỏi; nhà khoa học giáo dục chân chính; nhà cung ứng dịch vụ giáo dục đầy trách nhiệm; nhà hội nhập quốc tế hiệu quả trong lĩnh vực phát triển chương trình và đào tạo giáo viên.

 

7.Nguyễn Viết Dũng

Rèn luyện kĩ năng thích nghi trí tuệ cho học sinh trong dạy học môn Toán theo phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề

Hiện nay dạy học theo phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề đang được quan tâm nghiên cứu, góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở trường phổ thông. Trong bài viết này, tác giả trình bày việc rèn luyện một số kỹ năng thích nghi trí tuệ cho học sinh thông qua dạy học môn toán trung học phổ thông theo phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề.

 

8.Phạm Thị Thanh Tú

Tình huống dạy học và một số mâu thuẫn nhận thức chứa đựng trong các tình huống dạy học toán ở tiểu học

Bài viết đề cập tới khái niệm tình huống dạy học và phân tích một số mâu thuẫn thường chứa  đựng trong các tình huống dạy học Toán ở tiểu học, qua đó giúp giáo viên biết cách tổ chức cho học sinh giải quyết các mâu thuẫn chứa đựng trong tình huống dạy học một cách hiệu quả.

 

9.Hoàng Văn Tài, Vũ Hữu Tuyên

Thiết kế tình huống dạy học quy trình xác định hình chiếu của điểm thông qua “bài toán về lượng” trong hình học họa hình

Bài báo trình bày việc thiết kế tình huống dạy học rèn luyện kỹ năng xác định hình chiếu của điểm, của hình đa giác thông qua việc kiến tạo thuật giải xác định hình chiếu của điểm áp dụng “bài toán về lượng”.

 

10.Nguyễn Thanh Phú

Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm trước yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục

Bài viết đề cập đến vấn đề giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm trước yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục. Trong đó, tác giả đã phân tích về nội dung của đạo đức nghề nghiệp đề xuất một số định hướng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm…

 

11.Nguyễn Văn Hưng

Các hội chứng rối loạn phổ tự kỉ và tiêu chí chẩn đoán.

Bài viết mô tả  ba dấu hiệu để nhận biết một trẻ mắc hội chứng tự kỉ, đó là: Trẻ gặp khó khăn trong tương tác xã hội, khiếm khuyết về giao tiếp và cứng nhắc trong các hành vi, sở thích và hành động. Đồng thời, tác giả cũng đề cập đến tiêu chí chẩn đoán các hội chứng thuộc phổ tự kỉ bao gồm: hội chứng Rett, hội chứng Asperger, hội chứng tự kỉ và hội chứng bất hòa tuổi ấu thơ...

 

TRAO ĐỔI

12. Hoàng Kim Huệ

Một số vấn đề lí luận về tự chủ chuyên môn của giáo viên

Bài viết trình bày một số vấn đề về tự chủ chuyên môn của giáo viên. Từ việc tổng hợp các nghiên cứu trên thế giới, tác giả đã phân tích và triển khai các nội dung về khái niệm, phạm vi và mức độ, tầm quan trọng của tự chủ chuyên môn của giáo viên.

 

13. Trịnh Thị Quý

Những đặc trưng tổ chức – sư phạm và biện pháp nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động dạy học ở trung tâm học tập cộng đồng

Bài viết đề cập đến những đặc trưng tổ chức - sư phạm và biện pháp nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động dạy học ở trung tâm học tập cộng đồng bằng cách thực hiện sự quản lí toàn diện, quản lí tổ chức hoạt động học tập và kết hợp sử dụng tổng thể các biện pháp quản lí khác

 

THỰC TIỄN GIÁO DỤC

14. Nguyễn Sĩ Thư

Công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phục vụ mục tiêu chuẩn hoá – vấn đề nhìn từ thực tế Tây Nguyên

Để công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phục vụ cho việc chuẩn hóa có hiệu quả bền vững thì phải hợp lực từ ba con đường: đào tạo giáo viên đúng chuẩn và trên chuẩn ở các trường sư phạm; bồi dưỡng giáo viên đạt chuẩn ở các cơ sở giáo dục và tự bồi dưỡng để phù hợp với chuẩn của bản thân mỗi giáo viên.

 

15. Nguyễn Đức Trí

Thách thức đối với các trường đại học mới thành lập của Bộ Công Thương trong đào tạo nguồn nhân lực

Tác giả trình bày một số khó khăn thách thức trên các mặt: Quản lí trường đại học, đội ngũ giảng viên, nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy, cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn tài chính đối với các trường đại học mới thành lập của Bộ Công Thương trong đào tạo nguồn nhân lực.

 

16. Trần Đăng Khởi, Ngô Quang Sơn

Quản lí mô hình phòng học đa phương tiện ở các trường cao đẳng của tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay

Tác giả trình bày thực trạng quản lí phòng học đa phương tiện và một số biện pháp quản lí mô hình phòng học đa phương tiện ở các trường cao đẳng tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay.

 

17.Nguyễn Lê Vân Dung

Một số biện pháp quản lí trung tâm học tập cộng đồng tỉnh Nam Định

Bài viết đề cập đến một số biện pháp quản lí trung tâm học tập cộng đồng tỉnh Nam Định. Với sáu biện pháp đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả học tập và phát huy thế mạnh của trung tâm này phát triển một cách bền vững, góp phần to lớn vào việc nâng cao dân trí cho mọi người dân ở cộng đồng.

 

18.Nguyễn Quang Đức

Giải pháp đào tạo nghề phục vụ các ngành công nghiệp hỗ trợ ở Bình Dương

Tác giả cho rằng công tác đào tạo lao động kĩ thuật để phục vụ các ngành công nghiệp ở Bình Dương là rất cần thiết và cấp bách. Do đó, bên cạnh nhóm giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo bên trong thì giải pháp tăng cường tuyển sinh học nghề và nhóm giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo bên ngoài có thể giải quyết được vấn đề thiếu lao động kĩ thuật ở trong và ngoài các khu công nghiệp như hiện nay.

 

GIÁO DỤC DÂN TỘC

19.Tạ Văn Thông

 Bảo tồn ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam

Bài viết đề cập đến vấn đề bảo tồn ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam trước nguy cơ tiêu vong. Trong đó, tác giả trình bày thực trạng hiện nay cũng như chính sách của nhà nước Việt Nam trong việc tồn tại và phát triển của ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở nước ta.

 

20.Nguyễn Thị Ngọc Thảo

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho phụ nữ dân tộc Khmer tại tỉnh Sóc Trăng

Bài viết khái quát về thực trạng công tác đào tạo nghề cho phụ nữ dân tộc Khmer ở tỉnh Sóc Trăng còn nhiều hạn chế, từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo nghề và sử dụng nguồn nhân lực nữ Khmer ở tỉnh này.

 

GIÁO DỤC NƯỚC NGOÀI

21.Nguyễn  Thị Hạnh

Kinh nghiệm thử nghiệm và đánh giá chương trình, sách giáo khoa phổ thông ở Mĩ và Hàn Quốc

Bài viết nêu ra một số kinh nghiệm về thử nghiệm và đánh giá chương trình, sách giáo khoa phổ thông tại Mĩ và Hàn Quốc. Từ đó, tác giả đề xuất một số định hướng cho việc thử nghiệm và đánh giá chương trình và sách giáo khoa tại Việt Nam.