NGHIÊN CỨU |
|||
1. Phạm Đỗ Nhật Tiến |
Tái cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân qua khung trình độ giáo dục quốc gia Trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục của Việt Nam, việc tái cơ cấu hệ thống giáo dục là một nhiệm vụ mang tính cấp bách. Trên cơ sở phân tích việc xây dựng khung trình độ quốc gia (NQF) là công cụ chủ chốt trong việc cải cách hệ thống giáo dục trên thế giới, một khung trình độ quốc gia dự thảo được giới thiệu trong bài viết này theo mục đích và mục tiêu của việc tái cơ cấu hệ thống giáo dục ở Việt Nam.
|
||
2. Đặng Thành Hưng |
Kĩ năng dạy học và tiêu chí đánh giá Đề cập đến kĩ năng dạy học và các tiêu chí đánh giá, tác giả trình bày: 1/ Quan niệm về kĩ năng dạy học, khái niệm kĩ năng, bản chất của dạy học, đặc điểm của kĩ năng dạy học; 2/ Những kĩ năng dạy học cơ bản; 3/ Một số tiêu chí chung nhận diện kĩ năng dạy học. Theo tác giả bài viết, có thể dựa vào 5 tiêu chí chung, bao gồm 15 chỉ số thực hiện để đánh giá trình độ phát triển của kĩ năng dạy học nào đó của cá nhân theo nhiều góc độ.
|
||
3. Lê Văn Hồng |
Vị trí, tính chất của lớp 10 trường trung học phổ thông xét từ quan điểm dạy học phân hóa Dựa trên cơ cấu hệ thống giáo dục phổ thông (GDPT) của một số nền giáo dục trên thế giới có ảnh hưởng tới Việt Nam và phân tích quan niệm cập nhật về dạy học phân hóa của một số tác giả Việt Nam và quốc tế, bài viết mô tả khái quát ba đặc điểm về vị trí, tính chất của lớp 10 trường phổ thông xét từ quan điểm dạy học phân hóa. Từ đó, đưa ra đề xuất nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân hóa ở lớp 10 hiện nay và xem xét vị trí, tính chất lớp 10 trong cơ cấu của hệ thống GDPT sau năm 2015.
|
||
4. Nguyễn Sỹ Thư |
Quán triệt tính đặc thù vùng miền trong đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Tây Nguyên Trên cơ sở nêu bật những yếu tố đặc thù của Tây Nguyên, bài viết đề xuất những định hướng và giải pháp phù hợp, có tính đột phá mạnh mẽ để phát triển và đổi mới giáo dục vùng đất này. Đó là việc phát triển mạng lưới trường lớp, đổi mới chương trình và sách giáo khoa, đào tạo giáo viên người dân tộc thiểu số, phát triển các loại hình giáo dục đáp ứng nhu cầu học tập, đào tạo của người dân, giáo dục giữ gìn, phát huy văn hóa, lịch sử địa phương.
|
||
5. Phạm Minh Mục |
Chương trình giáo dục cho học sinh khiếm thị trong môi trường giáo dục hòa nhập Học sinh (HS) khiếm thị bị hạn chế tiếp cận bằng thị giác với chương trình học tập và môi trường sống hàng ngày. Những hạn chế này chỉ có một cách khắc phục duy nhất thông qua con đường giáo dục. Trong môi trường giáo dục hòa nhập, HS khiếm thị là một thành viên đầy đủ của lớp học và phải được đối xử như các HS khác. HS khiếm thị cần phải học các môn học và nội quy của lớp học như mọi HS khác. Mỗi HS khiếm thị tiếp cận kiến thức môn học theo cách riêng của mình. Tuy nhiên, dựa trên kế hoạch giáo dục cá nhân, giáo viên có thể đưa ra cách tiếp cận tốt nhất cho HS trong các tình huống khác nhau. Bài viết đưa ra một số môn học cơ bản áp dụng chương trình giáo dục cho HS khiếm thị trong môi trường hòa nhập.
|
||
6. Đỗ Thu Hà |
Rèn luyện kĩ năng nói giúp giáo viên nâng cao hiệu quả giao tiếp trong dạy học Kĩ năng nói có vai trò rất quan trọng đối với nghề giáo viên, nó có thể được xem như là “một kĩ năng vàng” để giúp giáo viên tiến hành giảng dạy hiệu quả. Thực tế cho thấy, hầu hết các giáo viên chỉ có được kĩ năng này thông qua nỗ lực cá nhân của bản thân chứ không phải do đã được học qua trường lớp một cách bài bản. Bài viết đề cập đến việc rèn luyện kĩ năng nói giúp giáo viên nâng cao hiệu quả giao tiếp trong dạy học. Trong bài, tác giả trình bày quy trình thực hiện kĩ năng nói bao gồm các bước sau: 1/ Xác định rõ mục đích nói; 2/ Tìm hiểu người nghe; 3/ Chọn và giới hạn chủ đề; 4/ Chuẩn bị để nói có hiệu quả; 5/ Tiến hành nói hiệu quả; 6/ Rút kinh nghiệm sau khi nói.
|
||
7. Đỗ Thị Hồng Minh |
Ứng dụng phương pháp dạy học nhằm tích cực hoá nhận thức của học sinh trong dạy học môn Toán ở trường trung học phổ thông Giáo dục phổ thông phải phát huy được tính tích cực, tự giác chủ động sáng tạo của học sinh (HS) phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng năng lực tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Đối với môn Toán nói riêng có nhiều phương pháp dạy học (PPDH) phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của HS. Tác giả đưa ra một số phương pháp dạy học tích cực đã được áp dụng như: Phương pháp dạy học khám phá, phương pháp dạy học đàm thoại phát hiện và giải quyết vấn đề, phương pháp dạy học hợp tác; đồng thời, trình bày một số ví dụ minh họa cho những phương pháp đã nêu.
|
||
8. Vũ Thị Sơn |
Phương thức đào tạo giáo viên theo tiếp cận nghiên cứu tác động thực tiễn – giải pháp “3 trong 1” Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đang là chủ đề trao đổi và tìm tòi khoa học. Bài toán về nguồn nhân lực chuyên nghiệp và sáng tạo cho giáo dục vẫn rất thời sự. Bằng phương thức nghiên cứu tác động thực tiễn phổ thông đào tạo giáo viên sẽ chủ động mở ra cơ hội phát triển nghề nghiệp (bao gồm cả thực tiễn giáo dục và lí luận cũng như tay nghề của giáo viên), đưa giáo dục và đào tạo tiến lên trình độ mới trong bối cảnh thay đổi.
|
||
9. Phạm Minh Hùng, Lưu Đức Thuyên, Võ Văn Mai |
Quy hoạch phát triển giáo dục trung học phổ thông tỉnh Nghệ An đến năm 2020 Nghệ An nổi tiếng với nhiều làng học, làng văn hiến, có nhiều nhà khoa bảng và hiền tài đã làm rạng rỡ quê hương, đất nước, có nền văn hoá dân gian phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc. Ngày nay, truyền thống quý báu đó đang được duy trì, tiếp tục phát triển và thu được nhiều thành tựu. Bên cạnh đó, giáo dục và đào tạo Nghệ An nói chung, giáo dục trung học phổ thông (THPT) nói riêng cũng còn nhiều khó khăn và thách thức. Vì vậy, muốn phát triển giáo dục THPT ở Nghệ An, điều cần thiết trước tiên là phải xây dựng quy hoạch phát triển giáo dục THPT, làm cơ sở cho việc thực hiện các mục tiêu giáo dục THPT dài hạn theo đúng định hướng, phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội. Bài viết đề cập đến hai vấn đề: 1/ Thực trạng giáo dục Trung học phổ thông tỉnh Nghệ An; 2/ Xây dựng quy hoạch phát triển giáo dục Trung học phổ thông tỉnh Nghệ An đến năm 2020.
|
||
|
|||
10. Hoàng Thị Mai |
Các nguyên tắc, thủ pháp tạo dựng câu hỏi, bài tập cho sinh viên học hợp tác khi tìm hiểu, nghiên cứu về lịch sử văn học Ứng dụng các lí thuyết: phản hồi văn học, tâm lí nhận thức, nghiệp vụ sư phạm hiện đại; đồng thời, trên cơ sở mục tiêu và tính chất của các học phần lịch sử văn học, bài viết nhằm mục đích bổ sung và phổ quát hóa các nguyên tắc, thủ pháp tạo dựng câu hỏi, bài tập cho sinh viên học hợp tác khi tìm hiểu, nghiên cứu về lịch sử văn học ở nhà trường nhằm thúc đẩy tư duy phê phán, tư duy sáng tạo và kĩ năng phối hợp. |
||
|
|||
11. Nguyễn Mỹ Loan |
Thực trạng đội ngũ giáo viến các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông Cửu Long Đánh giá thực trạng đội ngũ giảng viên, giáo viên các trường cao đẳng nghề vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nhóm tác giả đã tiến hành điều tra, khảo sát ở 09 trường cao đẳng nghề (CĐN) công lập, 01 trường CĐN tư thục và 03 trường trung cấp nghề dự kiến lên CĐN vùng ĐBSCL (13 đơn vị trường). Khảo sát ý kiến 47 cán bộ quản lí và 338 giảng viên, giáo viên dạy nghề ở 13 trường trên. Bài viết đưa ra kết luận điều tra, khảo sát thực trạng đội ngũ giảng viên, giáo viên dạy nghề thể hiện ở các mặt: số lượng - cơ cấu; năng lực sư phạm; năng lực chuyên môn; phẩm chất chính trị, đạo đức. Từ đó, tác giả nhận xét về mặt mạnh, mặt hạn chế; đồng thời, chỉ ra nguyên nhân chính của thực trạng trên.
|
||
12. Đào Lan Hương, Phạm Thị Bích Thủy |
Thực trạng kĩ năng giao tiếp của nhà quản lí – lãnh đạo với giáo viên ở trường trung học cơ sở Bài viết đề cập về thực trạng kĩ năng giao tiếp của các nhà quản lí - lãnh đạo với giáo viên ở trường trung học cơ sở. Thực trạng này dựa trên kết quả nghiên cứu trên 3554 giáo viên và 675 cán bộ quản lí. Trong đó, tác giả đi sâu vào khảo sát và phân tích từng phân hệ kĩ năng giao tiếp cụ thể của nhà quản lí lãnh đạo trường trung học cơ sở như: kĩ năng sẵn sàng tham gia vào các mối quan hệ; kĩ năng sẵn sàng thể hiện sự quan tâm đối với giáo viên; kĩ năng phát triển lòng tin với giáo viên; kĩ năng thể hiện sự sẵn sàng đầu tư vào giáo viên; kĩ năng tạo mối quan hệ thắng lợi song phương.
|
||
13. Đinh Thị Thu Thủy |
Xây dựng bộ câu hỏi đánh giá theo chuẩn kĩ năng cho môn thực tập kĩ thuật may 1 tại Trường Cao đẳng Kĩ thuật VINATEX TP. Hồ Chí Minh Trong những năm gần đây, trắc nghiệm khách quan đã được xem xét và áp dụng rộng rãi để kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh nói chung và giáo dục dạy nghề nói riêng. Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trong dạy nghề, năng lực nghề nghiệp của học sinh được đánh giá công bằng trong thời kì phát triển khoa học công nghệ cũng như nhằm đánh giá kĩ năng của học sinh một cách phù hợp, giáo dục dạy nghề cần được kiểm tra, đánh giá theo các tiêu chí cố định dựa trên chuẩn kĩ năng nghề nghiệp. Xây dựng một hệ thống các câu hỏi đánh giá chuẩn kĩ năng cho môn thực tập kĩ thuật may 1 tại Trường Cao đẳng Kĩ thuật VINATEX TP. Hồ Chí Minh sẽ góp phần nâng cao chất lượng đạo tạo tại nhà trường.
|
||
14. Bùi Trọng Trâm |
Phát triển trung tâm học tập cộng đồng định hướng xây dựng xã hội học tập trên thế giới và Việt Nam Quản lí, phát triển trung tâm học tập cộng đồng và xây dựng xã hội học tập là vấn đề được nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam quan tâm. Trong bài viết này, tác giả đề cập tới sự phát triển của trung tâm học tập cộng đồng ở Nhật Bản, Thái Lan và Việt Nam. Nghiên cứu khoa học của một số tác giả điển hình trên thế giới và ở Việt Nam về trung tâm học tập cộng đồng và về xã hội học tập cũng được giới thiệu trong bài viết này. Đồng thời, bài viết cũng chỉ ra một số hạn chế trong việc nghiên cứu vấn đề này hiện nay.
|
||
GIÁO DỤC DÂN TỘC |
|||
15. Nguyễn Huệ Yên |
Tiếng Việt và tiếng Jrai trong sự tương đồng và khác biệt Nắm được sự tương đồng và khác biệt giữa tiếng Việt (TV) và tiếng Jrai về ngữ âm, chữ viết, từ ngữ và ngữ pháp chắc chắn sẽ giúp giáo viên và học sinh Jrai có nhiều thuận lợi khi dạy và học TV. Sự khác biệt ngôn ngữ và thói quen sử dụng tiếng mẹ đẻ của học sinh Jrai sẽ sớm được khắc phục và sự tương đồng - cơ sở của sự chuyển di tích cực giữa hai ngôn ngữ được phát huy. Cũng như mọi ngôn ngữ khác, tiếng Việt và tiếng Jrai đều là một kết cấu bao gồm các hệ thống ngữ âm, hệ thống từ vựng và hệ thống ngữ pháp. Sử dụng phương pháp ngôn ngữ học so sánh tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt giữa TV và tiếng Jrai sẽ giúp cho việc biên soạn tài tiệu dạy tiếng mẹ đẻ và dạy TV đúng đối tượng hơn và nhờ đó việc dạy tiếng mẹ đẻ và TV cho học sinh Jrai thuận lợi và đạt hiệu quả hơn.
|
||
GIÁO DỤC NƯỚC NGOÀI |
|||
16. Phạm Đức Quang |
Đôi nét về Chiến lược phát triển e-Learning nửa đầu thế kỉ 21 của Hàn Quốc và APEC Nội dung bài viết tập trung vào chiến lược phát triển e-Learning nửa đầu thế kỉ XXI của Hàn Quốc nói riêng và các nước trong khu vực APEC nói chung. Tác giả đã phân tích về các giai đoạn phát triển công nghệ thông tin và truyền thông và e-Learning tại Hàn Quốc. Đồng thời, cũng đề cập tới một số biện pháp và nhiệm vụ về việc ứng dụng e-Learning trong giáo dục ở thế kỉ XXI, tạo ra một nền giáo dục mới, thông minh và hiệu quả hơn như: Học sinh học với sách kĩ thuật số, các bài học và đánh giá trực tuyến, tạo ra môi trường mở và thân thiện trong việc chia sẻ tài nguyên giáo dục,v.v…
|